R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Feb 2008
Posts: 61,375
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 78
|
Các thiết kế sai lầm của J-20
Đất Việt tiếp tục lần lượt giới thiệu ư kiến đánh giá của các chuyên gia nước ngoài về tiêm kích J-20, lần này là về những điểm yếu trong thiết kế.
Trước khoảng tḥi gian cuối năm 2010, đầu năm 2011, giới quân sự và phân tích từng nhiều lần bàn tán xung quanh việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Đến đầu năm nay, câu chuyện lại tiếp diễn.
Ngày 11/1/2011, video chuyến bay đầu của máy bay mà Trung Quốc gọi là J-20, “Đại bàng đen” lan truyền trên mạng. Khi mà Trung Quốc đưa máy bay ra phô diễn, giới chuyên môn có thêm những b́nh phẩm cụ thể.
Không hề có sự kỳ diệu nào cả, không hề ra đời đối thủ cạnh tranh nào của Т-50 hay F-22A nào cả. Và sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo tiêm kích thế hệ 5 không phải là 1 năm mà là 12-15 năm. Và máy bay do Trung Quốc làm ra một lần nữa là nhờ đồ cóp nhặt của người khác.
Cắt dán lung tung
J-20 là một máy bay tiêm kích lớn (dài 21-23 m) và nặng (trọng lượng cất cánh 35-40 tấn), có sơ đồ kiểu “vịt”. Cánh nâng h́nh tam giác với các gờ nổi ở gốc cánh và có cánh ngang phía trước quay toàn phần.
Cánh đứng đuôi kép, quay toàn phần nghiêng ra ngoài và có các tấm đứng dưới thân. Sơ đồ J-20 giống hệt MiG-1.44 và kích thước cũng gần như thế. Nhưng cũng có những khác biệt chi tiết.
Máy bay MiG có cánh diện tích lớn, bảo đảm tải trọng riêng nhỏ hơn lên cánh và khả năng cơ động tốt hơn. Các cánh đứng đuôi của máy bay Trung Quốc ngả ra ngoài, không giống với máy bay Nga. Nhưng những nét đó cũng đă có ở các thiết kế mà hăng MiG đă kiểm nghiệm sau thất bại với dự án MiG-1.44, cụ thể là ở thiết kế 1.46.
Kết cấu các gờ nổi của gốc cánh, cũng như h́nh dáng các cánh đứng đuôi và cánh ngang phía trước có vẻ là do Trung Quốc thiết kế. Phần mũi xem ra chép lại từ F-22A của Mỹ. C̣n các bộ hút khí rơ ràng là nhái của F-35 lận đận.
Ṿm kính buồng lái làm theo thiết kế hàng không tiên tiến và sao chép của Mỹ. Kết quả là có được một máy bay rất xấu được cắt dán, chắp nối từ các giải pháp của các thế hệ, các quốc gia và các trường phái thiết kế khác nhau.
Tóm lại, “đại bàng bay” (trước đó là cái tên rất kêu - Mănh Long) là “cơ thể” Nga được khâu thêm “cái mơm” Mỹ, ở đây, khâu bằng "kim" và "chỉ" của Trung Quốc.
Hậu quả của sự cắt dán
Cùng với sơ đồ khí động của loại máy bay không may mắn 1.44, J-20 cũng ôm lấy những vấn đề của nó mà người Trung Quốc sẽ buộc phải tự ḿnh giải quyết. Sơ đồ khí động với cánh ngang phía trước đối với một máy bay muốn có khả năng tàng h́nh là sai lầm ngay từ đầu.
Cánh ngang phía trước bản thân nó đă gây khó khăn cho vấn đề tàng h́nh, hơn nữa lại tăng thêm lực cản không khí và làm giảm tầm bay. Việc sử dụng các cánh đứng dưới thân chỉ có thể làm các đài radar đối phương vui mừng v́ chúng cũng làm tăng độ bộc lộ radar của máy bay.
Đặc biệt, là một máy bay hạng nặng, có vai tṛ lực lượng đột kích chủ yếu của không quân, J-20 lại sử dụng các bộ hút khí sao chép từ F-35 tốc độ chậm, loại máy bay không hề được thiết kế cho tốc độ bay siêu âm cao.
Tuy kích thước của các bộ hút khí cho phép lắp các động cơ mạnh hơn, nhưng h́nh dáng của nó đơn giản là không cho phép J-20 đạt tốc độ cao quá Mach 1,6. Có lẽ, tốc độ tối đa của nó sẽ chỉ ở khoảng Mach 1,5 ở độ cao lớn, khoảng 1.600 km/h.
Bên cạnh đó, họ cũng phải quên đi tốc độ hành tŕnh siêu âm v́ máy bay này dù là với các động cơ mạnh hơn cũng sẽ không thể tăng tốc quá tốc độ âm thanh ở chế độ không tăng lực. Có cảm tưởng là Trung Quốc cứ nhắm mắt sao chép tứ lung tung v́ nghĩ rằng, cái ǵ có ở các đối thủ th́ cái đó là tốt và cần làm y x́ như thế.
Căn cứ vào các bức ảnh, hệ thống thủy lực của máy bay,không được thiết kế cho các áp lực cao, như được làm ở các tiêm kích thế hệ 5 thực sự là Т-50 và F-22A. V́ thế, các bộ dẫn động thủy lực có được lại to và nặng, làm kết cấu trở nên quá nặng.
Các giải pháp về cánh đứng đuôi quay toàn phần và các khoang thu càng hoàn toàn khiến người ta nghi ngờ tŕnh độ chuyên môn của những người thiết kế. Các chuyên gia Nga công khai cười cợt các giải pháp này.
Hiện tại, chưa nghe và chưa thấy bất kỳ thành tựu thật sự nào của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các radar anten mạng pha có tŕnh độ xứng đáng.
Mấy năm trước, Trung Quốc có hợp tác đôi chút với Nga trong lĩnh vực này, nhưng sau đó, việc này dường như đă đ́nh chỉ. Bởi lẽ, Nga chẳng có lợi lộc ǵ khi giúp chế tạo radar cho một máy bay đối thủ cạnh tranh của tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của ḿnh mà bản thân muốn bán sang Trung Quốc.
Nhưng đó chưa phải là điều khủng khiếp nhất, đối với Trung Quốc đó là chuyện họ không có động cơ nội địa cho J-20. Động cơ tiên tiến thế hệ 5 WS-15 mới chỉ tồn tại trong giấc mơ và những kế hoạch xa xăm.
Động cơ nội địa thế hệ 4 hiện có WS-10A không có khả năng hoạt động. Nó có đặc tính động học cực kỳ tồi tệ và độ ổn định thấp ở các chế độ làm việc khác nhau mà một máy bay tiêm kích cần có. Và nó có dự trữ làm việc gần như bằng 0 (25-40 giờ, thay v́ 400-800 giờ cần thiết). Việc giải quyết các vấn đề của động cơ hiện nằm ngoài khả năng của công nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc hiện không có các lá cánh b́nh thường cho động cơ máy bay cũng như nhiều thứ khác. Cả hệ thống điều khiển số động cơ cũng không có khả năng tăng dự trữ làm việc. Lắp một động cơ như vậy lên máy bay đơn giản chỉ là là thảm họa. Kết hợp với những vấn đề khác sẽ là dấu gạch chéo cho tương lai của máy bay này.
Hai chiếc J-20 cùng số hiệu
Trung Quốc hiện có 2 mẫu chế thử J-20, nhưng lại đánh số hiệu giống nhau - đây là mưu lược sáng tạo của Trung Quốc để đánh lạc hướng. Một mẫu được lắp các động cơ Trung Quốc và dường như nó đă cất cánh.
Nhưng tải làm việc chính sẽ do máy bay thứ hai lắp các động cơ AL-31FN mà Nga bán cho Trung Quốc để lắp cho tiêm kích J-10, gánh vác. C̣n máy bay lắp các động cơ nội địa th́ được cất kỹ trong hangar v́ nó đă hoàn thành sứ mệnh của ḿnh.
Việc các khoang máy của động cơ AL-31FN được bố trí thấp không cho phép Trung Quốc bố trí các khoang vũ khí có kích thước b́nh thường ở trong bụng máy bay dưới các động cơ. Nhưng có thể họ sẽ sắp xếp được một khoang vũ khí ở giữa 2 động cơ. Tuy nhiên, trên các mẫu máy bay đầu tiên, ta chẳng thấy khoang vũ khí nào cả.
Mức trang bị sức kéo của J-20 là thấp và nó rơ ràng thua kém cả Т-50, cả F-22A, thậm chí thua cả Su-35S và Su-30.
Cơ hội để Nga bán cho Trung Quốc để lắp trên J-20 các động cơ mạnh hơn, dù là loại động cơ quá độ Nga sang thế hệ mới như 117S là gần như bằng 0.
Có chăng th́ là bán cả gói trong một lô Su-35 kha khá. Dĩ nhiên là cũng có những khả năng như Nga có thể bán nhiều động cơ hơn số máy bay nếu như hợp đồng được kư kết và nhắm mắt làm ngơ chuyện một số trong các động cơ đó được dùng không đúng quy định. Nhưng việc đó cũng sẽ không giải quyết được những khó khăn của Trung Quốc. Chừng nào chưa có loại động cơ nội địa mạnh và tin cậy th́ mọi dự án máy bay thế hệ 5 chỉ là tṛ trẻ con.
Kết luận là Trung Quốc làm ra được một máy bay nặng nề, to xác, không tàng h́nh với khả năng cơ động và mức trang bị sức kéo thấp, thêm nữa là không có khả năng đạt tốc độ cao tới 2 lần tốc độ âm thanh trở lên.
V́ thế tốt nhất nên so sánh J-20 không phải với đại bàng, và thậm chí không phải là với cá voi răng kiếm mà là với con thú to xác Megateri. Tḥi cổ xưa, quăng 10.000 năm trước, trên lục địa châu Mỹ từng sống một loại thú dài 6 m và cao hơn con voi, được gọi là Megateri, là họ hàng với con cu li hiện đại và ăn thức ăn cây cỏ.
Vậy th́ một máy bay như vậy th́ làm được ǵ? Làm máy bay đánh chặn th́ không đủ tốc độ, làm máy bay tiêm kích giành ưu thế trên không th́ quá to, nặng và ́ ạch, không cơ động. Kích thước phần mũi khá to, nhưng chẳng có radar để lắp vào đó. Có thể làm máy bay tiêm kích, nhưng chỉ có điều chưa rơ là vũ khí tiêu diệt mục tiêu mặt đất có bỏ vừa được vào các khoang vũ khí bên trong hay không?
Show diễn c̣n tiếp tục
Đặc biệt kinh ngạc là cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề bảo mật J-20.
Ở Nga, khi đang chuẩn bị cho Т-50 cất cánh, không có một bức ảnh nào lọt lên mặt báo và internet, c̣n đủ thứ ṛ rỉ thông tin từ những người trong cuộc, như sau đó người ta nhanh chóng t́m hiểu ra, phần lớn lại là thông tin giả về h́nh dáng bên ngoài của máy bay. Và đó là khi mà sân bay của nhà máy nằm ngay trong thành phố! Loại xe tăng bí mật Objekt 195 (T-95) của Nga tồn tại hơn chục năm cũng chỉ mới đây mới bộc lộ, c̣n lại là toàn xuất hiện trong các áo bọc và ở biến thể cũ!
C̣n ở Trung Quốc, xung quanh sân bay mà J-20 chuẩn bị cất cánh, người ta cắm cả các khu lều trại, dân chúng đi xe đến, mang theo trẻ con, camera và máy ảnh. Tất cả cứ như một sự phô trương cố ư. Để khoe với thiên hạ là: Thấy chưa, chúng tôi cũng làm được như Nga và Mỹ.
Hơn nữa, họ lại phô diễn cho công chúng b́nh dân vốn luôn sẵn ḷng phấn khởi với những thành tựu của đất nước mà chẳng hiểu tí ǵ những điều tế nhị đằng sau.
Công chúng và cả phần lớn báo chí Trung Quốc tất nhiên là sẽ không thể hiểu được rằng thay v́ máy bay thế hệ 5 thật, họ đă bị giúi cho một đồ giả. Nhưng liệu ban lănh đạo Trung Quốc có thể hiểu ra điều đó hay không?
Nhân Vũ (theo AN)
|