Có lẽ chỉ trong phim ảnh Việt, h́nh ảnh người đồng tính mới trở nên dị dạng đến thế. Bỏ mặc một thực tại những bi kịch và các vấn đề nhân văn, các đạo diễn và biên kịch đang dựng lên một lớp nhân vật thiểu số đầy màu sắc giễu nhại và nói không quá th́, rất xem thường khán giả
Những cảnh chỉ có ... trong phim ảnh Việt
Gia vị hay thêm sạn?
Nếu một đặc điểm cố hữu của phim ảnh Việt là tính giải thích, nghĩa là cho dù được thể hiện bằng ngôn ngữ h́nh ảnh, các đạo diễn vẫn như sợ người xem không hiểu nên bắt nhân vật của ḿnh phải độc thoại thêm, phải múa may tôi đang làm thế này thế kia th́ để diễn giải một nhân vật đồng tính là cả một vấn đề không đơn giàn. Quay lại cách đây 7 năm, trong Gái nhảy của Lê Hoàng lần đầu tiên xuất hiện một “má ḿ” mắt xanh mỏ đỏ, đại diện cho cái mà người ta gọi là “bóng” th́ kiểu h́nh ảnh méo mó này bị “bắt chết” cho tới tận 7 năm sau, với “Phạm Hương Hội” trong Để mai tính của Charlie Nguyễn.
Điều ǵ khiến các đạo diễn lại mặn mà với tuyến nhân vật đồng tính đầy phiến diện như thế? Đầu tiên phải kể đến là yếu tố chọc cười khán giả khi xây dựng một h́nh ảnh tương phản và khác người. Kế đến là dường như nhân vật đồng tính được thêm vào để làm cho phim có vẻ thức thời, hợp “mốt”. Tất nhiên khi làm Gái nhảy rồi Trai nhảy, đạo diễn Lê Hoàng chưa bao giờ muốn xây dựng h́nh ảnh một người đồng tính đúng nghĩa như nó đang xảy ra, v́ như chính Lê Hoàng từng trả lời trên một cuộc đối thoại trực tuyến rằng “đồng tính là bệnh”. C̣n đạo diễn Charlie Nguyễn dù có được xem là thắng lớn với Để mai tính, nhân vật Phạm Hương Hội vẫn là một sự tương phản, nghĩa là có đem đến tiếng cười th́ cũng nghe chua chát khi nghĩ rằng đó là h́nh ảnh đại diện cho giới gay. Sau khi bộ phim ra rạp, trên các diễn đàn đồng tính, không ít những người trong cuộc chỉ trích nhân vật Hội đă củng cố nhận thức vốn chưa đúng đắn của dư luận.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là phủ nhận một số tác phẩm đă cố gắng chuyển tải một kiểu h́nh, câu chuyện khác về người đồng tính trên màn ảnh. C̣n nhớ, Những nụ hôn rực rỡ của Nguyễn Quang Dũng đă khéo léo lồng ghép câu chuyện của hai thanh niên đồng tính hoạt bát và yêu đời với một kết thúc có hậu cho cả hai. Hay như phim ngắn Rẽ trái của đạo diễn trẻ Nguyễn Tuấn Anh là một câu chuyện về những giằng xé nội tâm của người đồng tính để cuối cùng đi đến một quyết định theo tiếng gọi của trái tim. Tuy nhiên, những tác phẩm như thế c̣n quá ít trong một rừng những bộ phim nhan nhản h́nh ảnh người đồng tính đầy méo mó.
Với điện ảnh là thế, mảng phim truyền h́nh c̣n nhiều bất cập hơn. Cách đây mấy năm, khi bộ phim Một thế giới không có đàn bà (phần tiếp theo của loạt Cảnh sát h́nh sự) chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Bùi Anh Tấn lên sóng, hầu như chẳng có người đồng tính nào dám mở tivi xem! Bởi chẳng những khai thác một cách phiến diện dưới góc độ tội phạm h́nh sự, bộ phim ấy c̣n dựng lên một lớp nhân vật đồng tính khác người theo đúng cách nh́n của người biên kịch. Đó cũng là t́nh trạng chung khi nh́n về phía những bộ phim gần đây có nhân vật đồng tính như Cô gái xấu xí, Bước chân hoàn vũ, Sau ánh hào quang, v.v...
T́m đâu món ăn thật?
Nếu phim ảnh thế giới đă bỏ quá xa phim ảnh Việt trong mọi đề tài th́ với vấn đề đồng tính cũng không là ngoại lệ. Cái mà giới đồng tính muốn những người dị tính hiểu và xem là b́nh đẳng, đó là chấp nhận sự khác biệt về khuynh hướng t́nh dục trong một h́nh ảnh người đàn ông nh́n giống như bao nhiêu người đàn ông khác. Và đây chính là vấn đề. V́ như thế, làm sao các nhà làm phim có thể xây dựng nên những h́nh ảnh đàn ông đồng tính (phải dùng các biểu hiện t́nh dục và t́nh cảm đồng giới để mô tả) mà không gây ra phản cảm, trái với cái gọi là thuần phong mỹ tục ở xă hội phương Đông?
Thêm nữa, điều làm các đạo diễn lo lắng nhất, là vấn đề giấy phép và lợi nhuận của bộ phim. Và có lẽ, cho đến nay phim ảnh Việt vẫn chưa có được một bộ phim nói về người đồng tính cho nghiêm túc, ấy là v́ chẳng có ai dám làm cho nó tử tế. Nghĩa là toàn phim là những câu chuyện về người đồng tính với thế giới đầy bí mật và đau đớn của họ. Câu hỏi được đặt ra ở đây là, khán giả Việt có thực sự chờ đợi một bộ phim như thế? Họ có bỏ tiền ra để vào rạp xem cảnh 2 người đàn ông hôn nhau? Và cả những người đồng tính, họ có dám mua vé vào rạp để xem một bộ phim “chỉ điểm” cho giới tính của họ hay không.
C̣n nhớ, khi bộ phim Núi Yên Ngựa (Brokeback Mountain) của đạo diễn Lư An (bộ phim đă đoạt giải Quả Cầu vàng và Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất) công chiếu ở Mỹ, có đến gần 70% khán giả tới rạp là nữ giới. Họ xúc động bởi câu chuyện t́nh của hai anh chàng cao bồi, và nụ hôn của hai nhân vật chính trong phim được bầu chọn là nụ hôn đẹp nhất trên màn bạc mọi thời đại. Các nhà làm phim thế giới vẫn dựa trên tiêu chí nhân văn (t́nh yêu con người là thứ gây xúc động nhất) khi xây dựng nhân vật.
Một nhà biên kịch khá nổi tiếng ở Sài G̣n cũng đang ấp ủ một kịch bản phim đồng tính đúng nghĩa, anh nói: “Có một đạo diễn tên tuổi đến đặt vấn đề với tôi. Nhưng câu đầu tiên anh ta hỏi là: “Nếu cho Brokeback Mountain của Lư An được 10 điểm, anh nghĩ kịch bản của ḿnh được mấy điểm? 3 hay 4?” Tôi trả lời: “Nếu anh mời được Lư An đạo diễn kịch bản của tôi, th́ bộ phim này sẽ được 15 điểm”. Có lẽ nhà biên kịch này đă hơi quá lời nhưng anh vẫn đang chờ một đạo diễn đủ bản lĩnh, đủ tinh tế và cả sự tử tế để thực hiện bộ phim nhựa đầy hứa hẹn này.
xaluan