Một vụ việc tưởng chừng là bắt cóc tống tiền nghiêm trọng đă khiến gia đ́nh một du học sinh 18 tuổi người Trung Quốc rơi vào hoảng loạn, trước khi lộ diện là một kế hoạch lừa đảo phức tạp có yếu tố xuyên quốc gia, nhiều khả năng có sự tham gia của một tổ chức lôi kéo thanh niên Trung Quốc vào các hoạt động bất hợp pháp.
Nạn nhân trong vụ việc là một nam sinh đến từ thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), hiện đang theo học tại SIM Global Education, Singapore từ tháng 10/2024. Cậu là con một trong gia đ́nh, cha mẹ đang kinh doanh tại Dubai.
Ngày 2/5 vừa qua, vào lúc 11h44 sáng (giờ địa phương), cặp vợ chồng này bất ngờ nhận được một cuộc gọi qua ứng dụng QQ từ tài khoản con trai ḿnh. Kèm theo cuộc gọi là một đoạn video khiến họ chết lặng: con trai bị trói tay, dán miệng bằng băng dính đen, bị đổ nước vào miệng và xô ngă khỏi ghế. Hai giọng nói khác vang lên trong video với nội dung đe dọa, yêu cầu tiền chuộc.
Theo lời kể từ người mẹ – bà Cheng, đoạn video cho thấy con trai bị nhóm người nói tiếng Trung Quốc hành hung. Ban đầu, số tiền chuộc được yêu cầu là 500.000 nhân dân tệ (khoảng 88.800 đôla Singapore). Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, con số này tăng vọt lên 3 triệu tệ và cuối cùng chốt ở mức 3,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 11,5 tỷ đồng). Kẻ gửi video thậm chí đe dọa sẽ “giết con và bán nội tạng nếu không trả tiền”.
Dù bà Cheng đề nghị thanh toán trước 100.000 nhân dân tệ qua ví điện tử Alipay, yêu cầu này bị từ chối. Cảm thấy t́nh h́nh quá nghiêm trọng, ông Ye và bà Cheng lập tức tŕnh báo cảnh sát Singapore, rồi đáp chuyến bay tới nước này trong ngày. Họ nhanh chóng xác nhận rằng con trai ḿnh đă rời Singapore để nhập cảnh Johor Bahru, Malaysia từ ngày 30/4.
Hành tŕnh t́m con tiếp tục đưa họ đến Kuala Lumpur, nơi họ tŕnh báo với cảnh sát Malaysia. Dữ liệu điện thoại cho thấy địa điểm cuối cùng con trai họ có mặt tại Singapore là khu Orchard Road. Đáng chú ư, trước đó một ngày, nam sinh này đă chơi game trực tuyến và đă nghỉ học suốt một tuần mà gia đ́nh không hề hay biết do chênh lệch múi giờ và ít liên lạc.
Vào ngày 4/5, cảnh sát Malaysia xác nhận đă bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc 23 tuổi tại sân bay quốc tế Penang, t́nh nghi có liên quan đến vụ án. Đối tượng khai rằng ḿnh từng nhận cuộc gọi từ một người tự xưng là “cảnh sát Trung Quốc”, cáo buộc anh dính líu đến gian lận thẻ tín dụng. Để được “xóa tội”, anh ta được hướng dẫn đến Kuala Lumpur quay video giả mạo một vụ bắt cóc, với lời hứa sẽ không bị truy tố.
Theo lời khai, người đàn ông này đă quay hai video – một tại khách sạn ở Kuala Lumpur, một tại một đồn điền dầu cọ ở Kedah – ghi lại cảnh “nạn nhân” bị hành hung để gửi về “cho cảnh sát Trung Quốc”. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, anh ta được phép rời khỏi hiện trường.

Ảnh minh họa.
Cùng lúc đó, cảnh sát Malaysia tiếp tục truy t́m nam sinh “bị bắt cóc”. Tối 3/5, cậu được thả xuống từ một xe thuê và đến khoảng 1 giờ chiều ngày 4/5, đă đi bộ đến một đồn cảnh sát tại Kedah để cầu cứu. Tại đây, cậu mượn điện thoại gọi cho ông nội thông báo ḿnh an toàn. Tuy nhiên, ngay sau đó, cậu lại rời đi mà không để lại thông tin.
Cảnh sát nhanh chóng khoanh vùng và phát hiện nam sinh tại một trạm xăng gần đó. Cậu mặc quần áo chỉnh tề, trên người chỉ có một vết thương nhẹ ở đùi. Cảnh sát đă đưa cậu trở lại đồn để phục vụ điều tra, đồng thời dẫn đi tái hiện hiện trường.
Một chi tiết đáng chú ư khác: vào tháng 3/2025, cậu từng trở về Trung Quốc và đề nghị ông nội cho vay 40.000 nhân dân tệ, nói rằng ḿnh bị lừa đảo, nhưng bị từ chối. Câu hỏi đặt ra là liệu nam sinh này có vô t́nh bị lôi kéo vào một đường dây dàn dựng "bắt cóc giả" hay chính là một mắt xích trong kế hoạch lừa đảo tinh vi.
Theo truyền thông địa phương, cả gia đ́nh nam sinh và các du học sinh liên quan đă rời Singapore về Trung Quốc sau sự việc. Cảnh sát Malaysia vẫn đang tiếp tục điều tra để làm rơ toàn bộ mạng lưới đứng sau vụ việc được cho là có tính chất xuyên quốc gia này.
VietBF@ Sưu tập