Quân đội Anh đang tích cực chuẩn bị đối phó với “cơn băo” thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa bằng hệ thống pḥng không mặt đất tiên tiến.
Chuyên trang quân sự armyrecognition.com dẫn một báo cáo mới được Quốc hội Anh công bố ngày 23/4/2025 cho biết Bộ Quốc pḥng Anh (MoD) đang tích cực thúc đẩy chương tŕnh hiện đại hóa Hệ thống Pḥng không Mặt đất (GBAD) nhằm đối phó với sự gia tăng của chiến tranh bằng thiết bị bay không người lái và các mối đe dọa từ tên lửa tiên tiến. Sáng kiến này được xem là nền tảng trong quá tŕnh chuyển đổi của Lục quân Anh và là yếu tố then chốt để bảo vệ các lực lượng Anh cũng như đồng minh trước thực tế của chiến tranh thế kỷ 21.
Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Maria Eagle tŕnh bày trước Quốc hội rằng chương tŕnh GBAD được thiết kế để xây dựng một hệ thống pḥng không tích hợp, nhiều tầng. Cách tiếp cận này đảm bảo khả năng ứng phó hiệu quả với nhiều loại mối đe dọa trên không, bao gồm hệ thống bay không người lái (UAS), máy bay phản lực tốc độ cao và tên lửa hành tŕnh ở các độ cao cũng như các khoảng cách khác nhau. Kiến trúc hệ thống đang được phát triển bao gồm năng lực đối phó với các mục tiêu bay nhỏ, pḥng không tầm ngắn (SHORAD) và pḥng không tầm trung (MRAD).
Theo lộ tŕnh đề ra, Lục quân Anh đặt mục tiêu đạt được năng lực vận hành ban đầu (IOC) đối với hệ thống pḥng không tầm trung vào tháng 7/2026. Cột mốc này bao gồm việc triển khai hai trung tâm điều hành tên lửa đất đối không và hai hệ thống mạng không dây tiên tiến (WEN). Đến tháng 6/2027, chương tŕnh sẽ tích hợp thêm 800 tên lửa đa năng hạng nhẹ (LMM) do tập đoàn Thales Belfast sản xuất - các loại vũ khí dẫn đường chính xác, đa mục tiêu, thích hợp để tiêu diệt UAS, trực thăng và máy bay hạng nhẹ.
Cuộc xung đột giữa Liên bang Nga và Ukraine đă tái định h́nh mạnh mẽ cách nh́n nhận đối với yêu cầu pḥng không hiện đại. Việc sử dụng thiết bị bay không người lái, đạn tuần kích một cách phổ biến với chi phí thấp và các đợt tấn công tên lửa tầm xa của cả hai bên đă phơi bày những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống pḥng thủ truyền thống. Các lực lượng Ukraine phụ thuộc nhiều vào hệ thống pḥng không di động và công nghệ gây nhiễu để vô hiệu hóa các mối đe dọa, trong khi chiến thuật của Liên bang Nga cho thấy sức tàn phá của các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa tập trung quy mô lớn.
Đối với các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Anh th́ những bài học này có tính bước ngoặt. Trong một cuộc mô phỏng chiến tranh năm 2022 thông qua sử dụng hệ thống huấn luyện Gladiator, khả năng pḥng không hiện tại của Anh đă bộc lộ nhiều hạn chế. Kết quả mô phỏng cho thấy một cuộc tấn công tên lửa phối hợp quy mô lớn có thể dễ dàng áp đảo hệ thống pḥng thủ ở Anh, gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng quân sự then chốt của nước này. V́ vậy, chương tŕnh GBAD không chỉ đơn thuần là một bản cập nhật mà c̣n là một nhu cầu thiết yếu để pḥng thủ trước tất cả các loại đe dọa trên không hiện đại.
Dẫn đầu sáng kiến này là Nhóm Pḥng không số 7 của Lục quân Anh, có trụ sở tại doanh trại Baker, trên đảo Thorney. Nhóm này bao gồm Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia số 12 (vận hành hệ thống tên lửa tốc độ cao Starstreak) và Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia số 16 (vận hành hệ thống Sky Sabre tiên tiến). Các đơn vị này được hỗ trợ bởi Trung đoàn Pháo binh Hoàng gia dự bị 106 (Yeomanry).
Hệ thống Sky Sabre, chính thức đưa vào sử dụng năm 2022 để thay thế hệ thống Rapier đă lỗi thời, mang lại năng lực vượt trội. Hệ thống Sky Sabre tích hợp radar, hệ thống điều khiển chỉ huy và hệ thống phóng tên lửa, cho phép dẫn đường đồng thời nhiều tên lửa nhắm vào các mục tiêu khác nhau, giúp Anh có được lợi thế then chốt trong môi trường đe dọa cao, nơi bị băo ḥa bởi thiế bị bay không người lái hoặc tên lửa hành tŕnh.
Nhận thức được mối đe dọa ngày càng tăng từ thiết bị bay không người lái, chương tŕnh GBAD đă bắt đầu triển khai năng lực đối phó với hệ thống bay không người lái (C-UAS) cho các đơn vị tác chiến bộ binh. Mặc dù năng lực hiện tại c̣n hạn chế, nhưng các nỗ lực đang được tiến hành để mở rộng và nâng cao chúng.
Anh đang chuyển hướng tập trung vào các giải pháp C-UAS phi truyền thống như vũ khí năng lượng định hướng và hệ thống gây nhiễu điện từ. Một trong những sáng kiến mới là Vũ khí năng lượng điện từ tần số vô tuyến định hướng (RFDEW), được phát triển để vô hiệu hóa thiết bị bay không người lái bằng các xung năng lượng vô tuyến mạnh. Đầy là một phương án hiệu quả và có thể tái sử dụng thay thế đạn dược truyền thống trên chiến trường bị băo ḥa bởi thiết bị bay không người lái.
Chương tŕnh GBAD không chỉ là một yêu cầu chiến thuật mà c̣n là một khoản đầu tư công nghiệp. Việc đặt mua 800 tên lửa LMM từ Thales Belfast cho thấy Anh có ư định củng cố năng lực sản xuất quốc pḥng trong nước. Điều này phù hợp với các mục tiêu rộng lớn được nêu trong Báo cáo Đánh giá Tích hợp và Tài liệu Chỉ huy Quốc pḥng, nhấn mạnh năng lực tự chủ quốc pḥng, khả năng tương tác với NATO và sự sẵn sàng cho các cuộc xung đột quy mô lớn.
Trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng, cùng với việc NATO phải thích ứng với môi trường đe dọa mới do hành động của Liên bang Nga và sự phát triển quân sự của Trung Quốc, việc Anh chú trọng nâng cao năng lực GBAD là hành động kịp thời và thiết yếu. Hệ thống Pḥng không Mặt đất sẽ không chỉ bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu và lực lượng triển khai mà c̣n tạo chiều sâu chiến lược trong các hoạt động liên minh.
Khi các học thuyết quân sự toàn cầu đang thay đổi dưới áp lực của sự phổ biến thiết bị bay không người lái và năng lực tấn công chính xác, chương tŕnh hiện đại hóa GBAD của Anh là bước đi quyết đoán nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu lâu dài cho các lực lượng của nước này. Chương tŕnh GBAD, với cấu trúc tích hợp các năng lực vũ khí truyền thống và phi truyền thống, cùng triết lư pḥng thủ nhiều tầng, đánh dấu sự thay đổi mang tính cách mạng trong chiến lược pḥng không của Anh. Đây là một thay đổi sẽ định h́nh an ninh của quần đảo Anh và các đồng minh trong nhiều năm tới.
VietBF@ sưu tập
|