Quyết định áp thuế nặng với nhiều hàng hóa Trung Quốc của ông Trump khiến các tiểu thương gốc Hoa tại Mỹ nơm nớp lo mất khách, thiếu hàng.
Tuần trước, gói bánh gạo tại cửa hàng tạp hóa Sun Vin trên phố Mulberry, khu Chinatown ở thành phố New York, có giá 4,99 USD. Nhưng tuần này, sau khi mức thuế mới của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực, giá của nó tăng lên 6,99 USD.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hoăn áp thuế đối ứng đối với hầu hết các đối tác trong ṿng 90 ngày, cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng của ông với Trung Quốc đă dẫn tới quyết định áp thuế 145% lên toàn bộ sản phẩm Trung Quốc và 245% với một số mặt hàng, ảnh hưởng tới tất cả doanh nghiệp quy mô gia đ́nh ở các khu phố người Hoa tại Mỹ.
Nhiều cộng đồng người Trung Quốc nhập cư dựa vào các khu phố người Hoa (Chinatown) khắp đất nước để mua bán những mặt hàng quan trọng trong văn hóa Trung Quốc và có rất ít lựa chọn thay thế.
"Cuộc chiến này sẽ gây tác động rất lớn", Jasmine Bai, quản lư Sun Vin, cửa hàng nhỏ chủ yếu bán sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có những sản phẩm đặc thù khó t́m ở nơi khác như miến đậu xanh, bột củ sen, nói. "Sau này, có lẽ chúng tôi sẽ ít khách hơn, khách cũng mua ít thực phẩm hơn".
Các đ̣n áp thuế trả đũa giữa hai nước đă làm chao đảo việc kinh doanh của các tiểu thương Chinatown, trong đó có Eva Sam, chủ cửa hàng Popular Jewelry ở New York, doanh nghiệp gia đ́nh kinh doanh các mặt hàng dây chuyền gắn đá được giới nghệ sĩ hiphop ưa chuộng.
"Những thay đổi đột ngột và mức thuế leo thang khiến chúng tôi không thể ổn định giá cả hoặc thông báo giá nhất quán cho khách hàng", bà nói.
Popular Jewelry nhập vàng 24 cara, đá ngọc bích được cắt và đánh bóng từ Trung Quốc. Sam cho hay cửa hàng đă phải tăng giá 10% đối với trang sức nhập khẩu.
"Rất khó để đưa ra quyết định cả trong dài hạn lẫn ngắn hạn, bởi không thể biết được mức thuế này có áp dụng lâu dài hay không, hoặc liệu ông Trump sẽ áp thuế hay dỡ thuế với mặt hàng nào", William Wong, con trai của Sam đang giúp mẹ làm việc trong cửa hàng, nói.
Cư dân Chinatown ở khu vực Manhattan mỗi năm chi 1,15 tỷ USD cho hàng hóa và dịch vụ bán lẻ, khoảng 80% doanh nghiệp địa phương trong khu phố phục vụ trực tiếp cho cộng đồng người Hoa, theo cơ quan Dịch vụ Doanh nghiệp Nhỏ của thành phố New York.
Tổng thống Trump bày tỏ Mỹ có thể đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng vẫn cáo buộc Bắc Kinh đă "tước đoạt" của Washington trong thời gian dài. "Đại diện mọi quốc gia, kể cả Trung Quốc, đều muốn gặp tôi", ông chia sẻ trong bài đăng trên mạng xă hội Truth Social ngày 17/4.
Bắc Kinh chưa thông báo có kế hoạch đàm phán thương mại với Washington hay không. Trung Quốc đă trả đũa bằng cách áp thuế 125% lên hàng hóa nhập khẩu Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc đă kêu gọi Mỹ ngừng "gây áp lực cực đoan" lên Trung Quốc và tuyên bố hai nước vẫn chưa quyết định bên nào sẽ mở lời đàm phán thương mại.
Theo Welcome to Chinatown, tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu phố người Hoa ở New York, đa số cửa hàng chỉ c̣n đủ hàng dự trữ cho một hoặc hai tháng nữa. Daniel Dellaratta, dược sĩ của hiệu thuốc Villy KX Pharmacy, người đă làm việc 30 năm trong Chinatown, cho biết không tích trữ nhiều hàng.
"Chúng tôi dự kiến trong ṿng 90 ngày, giá cả của đa số mặt hàng sẽ tăng đáng kể", ông nói.
Eliz Digital Inc, tiệm ảnh trong Chinatown New York, cho biết giá vật tư như giấy, hóa chất từ Trung Quốc dùng để tráng ảnh, cũng tăng lên. Dù đă lâu cửa hàng không tăng giá, mức thuế mới có thể buộc họ phải thay đổi.
"Tôi nghĩ cuối cùng chúng tôi sẽ phải tăng giá bởi v́ mọi thứ đều tăng, giá nguyên liệu đầu vào chắc chắc cũng tăng rất nhiều", Kesh, chủ cửa hàng, nói.
Các tiểu thương khu Chinatown ở San Francisco cũng đang trải qua giai đoạn bất ổn. Họ hy vọng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có hiệu quả, theo Edward Siu, chủ tịch Hiệp hội thương nhân Chinatown San Francisco.
"Nhiều người không biết sắp tới t́nh h́nh thế nào. Họ đang lo lắng và thất vọng", Siu, người điều hành công ty du lịch 40 năm trong khu phố, nói.
Khu Chinatown ở San Francisco nằm dọc 30 dăy nhà, là cộng đồng người Mỹ gốc Hoa lâu đời nhất nước Mỹ. Mạng lưới gắn kết chặt chẽ giữa cư dân và doanh nghiệp gốc Hoa giúp họ vượt qua nhiều khó khăn hậu Covid-19, như khủng hoảng chuỗi cung ứng và đà phục hồi kinh tế chậm chạp ở thành phố.
Selena Lee, chủ cửa hàng bán ngọc Linda Boutique trên phố Grant Avenue của Chinatown, cho biết giá lô hàng mới nhất đă tăng gấp ba từ sau khi mức thuế mới có hiệu lực. Ngọc bích của cửa hàng được khai thác từ Myanmar, nhưng được cắt gọt và đánh bóng ở Trung Quốc.
"Nếu muốn thay đổi, chúng tôi phải chuyển đổi hoàn toàn mô h́nh kinh doanh, việc vốn không dễ dàng chút nào", cô nói.
Mei Zhu, chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ trên phố Stockton, cho biết hàng tồn kho đă hết v́ khách hàng đă tích trữ sản phẩm đề pḥng tăng giá.
"Không c̣n ǵ để bán", Zhu nói, chỉ vào thùng b́a các tông rỗng ghi nhăn "muối", cho biết nhiều khách hàng mua tới 10 lọ muối dù đây không phải mặt hàng nhập từ Trung Quốc.
Siu kêu gọi chính phủ Mỹ và Trung Quốc quan tâm tới những người bị ảnh hưởng do chính sách như ông và những chủ doanh nghiệp người Mỹ gốc Hoa khác.
"Chúng tôi bây giờ đang trong vùng nguy hiểm", ông nói. "Tôi không muốn chiến tranh thương mại leo thang".