Theo Sách trắng mới được Pḥng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham China) công bố, mối quan ngại về căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại thị trường tỷ dân này, đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp mối lo ngại này đứng đầu danh sách.
Kết quả khảo sát được thực hiện trước các đợt tăng thuế mới nhất cho thấy 63% thành viên AmCham China coi căng thẳng song phương là rào cản kinh doanh nghiêm trọng nhất. Hơn một nửa số doanh nghiệp được hỏi bày tỏ lo ngại về khả năng quan hệ hai nước có thể tiếp tục xấu đi.
Về t́nh h́nh kinh doanh, báo cáo chỉ ra rằng trong năm 2024, 46% công ty thành viên có lăi, 36% ḥa vốn và 18% thua lỗ. Đáng chú ư, môi trường đầu tư tại Trung Quốc đă có những cải thiện đáng kể, với 33% doanh nghiệp ghi nhận những tiến bộ so với năm trước, tăng 5 điểm phần trăm. Tỷ lệ công ty đánh giá tiêu cực về môi trường đầu tư đă giảm 7 điểm phần trăm xuống c̣n 28%.
Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đă xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023. Đặc biệt, 21% công ty - gấp đôi so với thời điểm trước đại dịch COVID-19 - không c̣n xem Trung Quốc là điểm đến đầu tư tiềm năng.
Ông Huo Jianguo, Phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu Tổ chức thương mại thế giới Trung Quốc, nhận định rằng mặc dù Trung Quốc đă đạt được những tiến bộ rơ rệt trong việc cải thiện môi trường kinh doanh nội địa, nhưng cuộc chiến thuế quan đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Ông nhấn mạnh "không có người chiến thắng trong một cuộc chiến thuế quan như vậy" và cả doanh nghiệp hai bên đều đang phải đối mặt với nhiều bất ổn.
Bất chấp những thách thức hiện tại, niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của thị trường Trung Quốc vẫn được duy tŕ. Minh chứng là việc Toyota vừa cam kết đầu tư 2 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất xe điện Lexus tại Thượng Hải. Chủ tịch AmCham China Michael Hart cũng thừa nhận sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư toàn cầu nhờ vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng gia tăng và năng lực sản xuất tiên tiến.
VietBF@ sưu tập
|