Kế hoạch của Mỹ bao gồm công nhận Crimea là một phần lănh thổ của Nga và ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO.
Ukraine đang chịu áp lực phải phản hồi trong tuần này trước một loạt đề xuất đầy tham vọng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt cuộc chiến với Nga – bao gồm khả năng Mỹ công nhận việc Nga sáp nhập Crimea từ năm 2014 và từ chối cho Kiev gia nhập NATO.
Những đề xuất này được tŕnh bày trong một tài liệu mật bởi các quan chức cấp cao của chính quyền Trump cho phái đoàn Ukraine tại Paris hôm thứ Năm tuần trước, theo các nguồn tin phương Tây. Các quan chức châu Âu cũng đă được thông báo trong cuộc họp kéo dài cả ngày.
Mỹ hiện đang chờ phản hồi từ Kiev, dự kiến sẽ được công bố tại cuộc họp giữa các quan chức Mỹ, Ukraine và châu Âu tại London vào cuối tuần này. Nếu các bên đạt được sự đồng thuận, các đề xuất có thể được chuyển đến Moscow.
Để gây áp lực lên cả Kiev lẫn Moscow, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm thứ Sáu tuần trước tuyên bố rằng Mỹ có thể tạm dừng nỗ lực đàm phán nếu không đạt được tiến triển rơ rệt trong vài tuần tới.
“Phía Ukraine cần về nước, tŕnh lên Tổng thống và cân nhắc kỹ lưỡng. Nhưng chúng tôi cần biết rơ trong vài ngày tới liệu kế hoạch này có khả thi hay không. Nếu không, chúng tôi sẽ phải bỏ qua”, Rubio nói.
Nỗ lực ngoại giao của Mỹ nhằm thiết lập một lệnh ngừng bắn theo ranh giới chiến tuyến hiện tại và tiến tới một thỏa thuận ḥa b́nh lâu dài. Tuy nhiên, việc chấp nhận một số đề xuất từ phía ông Trump sẽ rất khó khăn với Kiev, bởi Ukraine luôn bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền của Nga đối với bất kỳ phần lănh thổ nào của ḿnh.
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh đây chỉ là “các lựa chọn để Ukraine cân nhắc”, chứ không phải kiểu "chấp nhận hoặc rời bàn đàm phán". Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia từ chối b́nh luận.
Cuộc họp ở Paris có sự tham gia của ông Rubio, Đặc phái viên Steve Witkoff, và tướng về hưu Keith Kellogg – các đại diện Mỹ – cùng các quan chức cấp cao Ukraine như cố vấn Tổng thống Andriy Yermak, Bộ trưởng Quốc pḥng Rustem Umerov và Ngoại trưởng Andrii Sybiha.
Các quan chức Mỹ cũng tiết lộ rằng sau cuộc họp ở London sắp tới, ông Witkoff có thể tiếp tục sang Nga, dù chưa có lịch tŕnh chính thức. Ông Witkoff, một doanh nhân bất động sản thân cận với ông Trump, đă ba lần gặp Tổng thống Putin và báo cáo về những tiến triển trong đàm phán với Điện Kremlin – dù một số quan chức Mỹ vẫn cảnh báo ông Trump nên cảnh giác hơn với ư đồ của ông Putin.
Nếu Mỹ công nhận Crimea thuộc Nga, điều này sẽ đảo ngược chính sách kéo dài hơn một thập kỷ của cả hai đảng tại Mỹ. Năm 2018, Ngoại trưởng Mike Pompeo thời chính quyền Trump đầu tiên từng tuyên bố việc sáp nhập này là mối đe dọa nghiêm trọng đến nguyên tắc quốc tế rằng “không quốc gia nào có quyền thay đổi biên giới của nước khác bằng vũ lực”. Quốc hội Mỹ cũng đă thông qua luật phản đối công nhận Crimea là lănh thổ Nga.
Ngoài ra, chính quyền Mỹ hiện nay cũng đề xuất loại trừ hoàn toàn khả năng Ukraine gia nhập NATO. “Chuyện Ukraine gia nhập NATO không c̣n nằm trên bàn đàm phán”, ông Kellogg phát biểu trên Fox News hôm 19/4.
Một đề xuất gây tranh căi khác là biến khu vực quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia thành vùng trung lập do Mỹ kiểm soát. Trong cuộc gọi tháng 3 với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Trump từng gợi ư Mỹ có thể “sở hữu” các nhà máy điện của Ukraine, bao gồm cả cơ sở hạt nhân, như một cách bảo vệ chiến lược cho hạ tầng này. Nhà máy Zaporizhzhia – lớn nhất châu Âu – khi đó có thể cung cấp điện cho cả Ukraine và các vùng do Nga chiếm đóng từ năm 2022.
Dù vậy, các đề xuất từ Mỹ vẫn không đáp ứng đầy đủ yêu sách của Nga. Ví dụ, Mỹ không công nhận Nga có quyền kiểm soát 4 tỉnh miền Đông Ukraine, mặc dù cũng không yêu cầu Nga rút quân khỏi đó. Bloomberg là hăng tin đầu tiên đưa tin Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga.
Đáng chú ư, Mỹ không đề xuất giới hạn lực lượng vũ trang Ukraine và không ngăn cản hỗ trợ quân sự từ phương Tây – điểm mấu chốt từng khiến Moscow phản đối mạnh mẽ.
“Mọi quốc gia có chủ quyền đều có quyền tự vệ”, ông Rubio nói. “Ukraine có quyền đó, và cũng có quyền kư bất kỳ thỏa thuận nào với các quốc gia khác”.
Dù chính quyền Trump từng tạm hoăn viện trợ vũ khí và t́nh báo để gây áp lực lên Kiev, nhưng chưa hề áp đặt thêm biện pháp trừng phạt hay gây sức ép trực tiếp đối với ông Putin.
Ukraine nói họ sẵn sàng ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày nếu Nga đồng thuận. Mặc dù ông Putin gần đây tuyên bố ngừng bắn dịp lễ Phục sinh, Kiev cho rằng Moscow vẫn tấn công trong thời gian đó.
Một câu hỏi chưa có lời giải là Ukraine sẽ nhận được những đảm bảo an ninh ǵ nếu đồng ư kư kết ḥa ước. Chính quyền Trump cũng chưa nói rơ liệu họ có hỗ trợ quân sự cho các nước châu Âu cử quân tới Ukraine để ngăn chặn Nga trong tương lai hay không.
Trong các cuộc đàm phán tại Moscow và Arab Saudi, phía Nga đă phát tín hiệu muốn được Mỹ gỡ bỏ trừng phạt và nối lại quan hệ kinh tế.
VietBF@ sưu tập
|