Ký ức 30/4: Những đứa trẻ "babylift" và tôi - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Best News - Tin Tức Hay > Tin hay Nước Khác


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ký ức 30/4: Những đứa trẻ "babylift" và tôi
Thưở nhỏ, tôi đã tin lịch sử được dạy ở trường học như Kinh Thánh, nhưng khi thời gian trôi qua, tác động của người lớn và môi trường ở chung quanh khiến cho tôi bắt đầu thấy hoài nghi, tự mình tìm hiểu thực hư như thế nào.

Và sau khi tìm hiểu qua cách đọc/xem những tài liệu được cho phát hành ở ngoại quốc, tôi đã nghiệm ra rằng, lịch sử mà tôi được dạy trong trường đã biến đổi thật khác biệt, thậm chí bị bóp méo sai sự thật.

Sự thật của lịch sử đã giúp cho tôi có lời giải đáp hợp lý về thực tế và những gì đã xảy ra cho miền Nam VN lúc bất giờ. Cũng thông qua sự hiểu biết này, tôi đã biết rằng, có những dấu ấn lịch sử có thể làm thay đổi cả một đời người. Chiến dịch nhân đạo "Operation Babylift" là một sự kiện đã làm thay đổi số phận của những trẻ em trong các trại mồ côi được di tản ra khỏi Sài Gòn hồi tháng Tư năm 1975.

Sự thật về lịch sử không tìm thấy ra ở trường học

Mẹ sinh ra tôi sau ngày 30 tháng Tư 1975 chỉ có một ngày. Lớn lên ở một đất nước đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, tôi có nghe người lớn kể lại rất nhiều về chiến tranh. Tôi thuộc nằm lòng một câu "tóm tắt" về các giai đoạn lịch sử Việt Nam của người lớn, đó là "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày". Sau này tôi mới biết đây là lời ca trong nhạc phẩm "Gia tài của mẹ" do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác.

Ba mẹ tôi là người miền Nam chính gốc, riêng ba tôi từng làm y tá trong chế độ cũ. Trong album ảnh của ba có những bức ảnh ba tôi đứng chụp chung với các ông Tây bà Đầm trong lúc đi công tác, ví dụ như trong những đợt chích ngừa cho học sinh ở trường học. Ba vẫn thường nói với tôi: "Hồi thời Việt Nam Cộng Hòa sướng lắm. Một mình ba đi làm nuôi cả gia đình. Các anh chị đều uống sữa Guigoz." Sinh ra trong thời bình sau này, thế nhưng tôi chỉ được uống sữa "tự chế" là nước cơm pha với đường, không có sướng bằng các anh chị.

Ngoài câu nói so sánh đó, ba tôi cũng có nói rằng, "Hồi đó, đâu phải Việt Nam Cộng Hòa thua mà do Hoa Kỳ ngừng viện trợ".

Chính câu nói ấy của ba tôi khiến cho tôi hoài nghi về lịch sử mà nhà trường đang dạy. Tôi bắt đầu thắc mắc về sự thật của lịch sử, nhưng mọi thông tin thời đó đều bị bưng bít nên tôi không thể biết gì thêm.

Mãi cho đến đầu những năm 2000, tôi mới có thể tự đi tìm hiểu sự thật của lịch sử trên mạng internet. Tôi đã may mắn xem được một phim tài liệu lịch sử có tên "Last days in Vietnam". Nhờ cuốn phim này mà tôi biết rằng Hiệp Định Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973, kêu gọi ngừng bắn giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, và đánh dấu việc quân đội Hoa Kỳ rút về nước, đoàn tụ với gia đình. Ngoài ra, Tổng thống Nixon còn hứa nếu quân đội miền Bắc vi phạm những điều đã được ký kết trong hiệp định Paris, Hoa Kỳ sẽ tiến hành đáp trả toàn lực. Hay nói cách khác, tái chiến.

Nhưng đến tháng Tám 1974, Nixon đã từ chức vì vụ bê bối Watergate, Hoa Kỳ cho ngừng viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa. Và qua một đêm mọi thứ đã thay đổi, khi Hà Nội nhận ra con đường tiến vào Sài Gòn đã rộng mở. Ngày 10 tháng Ba 1975, miền Bắc tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn hòng thâu tóm miền Nam Việt Nam. Như vậy, miền Bắc đã vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris này.

Sau khi quân đội miền Bắc chiếm được Ban Mê Thuột, Huế–Đà Nẵng, họ tiếp tục leo thang trong âm mưu tiến vào Sài Gòn để xem Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào. Lính Hoa Kỳ đã rút đi như trong điều khoản cam kết trong Hiệp định Paris, nhưng việc Hoa Kỳ ngừng viện trợ sau đó mới đúng là cú nốc ao khiến cho toàn bộ hệ thống Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu bị sụp đổ.

Ngày 10 tháng Tư 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đề nghị Quốc hội cung cấp nhanh chóng 722 triệu Mỹ kim để viện trợ cho quân đội miền Nam Việt Nam. Trong trường hợp xấu nhất xảy ra, ít nhất hãy cho phép Hoa Kỳ cho di tản những người dân miền Nam đang gặp nguy hiểm đến nơi an toàn. Nhưng với sức ép của dân chúng, Quốc hội Hoa Kỳ đã từ chối bỏ phiếu cho bất cứ số tiền viện trợ nào giúp khẩn cấp miền Nam Việt Nam.

Trước đó vào ngày 3 tháng Tư, trong bối cảnh Đà Nẵng đã bị thất thủ và quân đội miền Bắc đang tiến vào Sài Gòn, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford tuyên bố cho bắt đầu chiến dịch di tản trẻ em trong trại mồ côi mang tên "Operation Babylift" ra khỏi Sài Gòn với 30 chuyến bay. Phi đoàn Không vận 62 của Không Lực Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Edward J. Nash đứng ra điều hành chiến dịch này, với loại phi cơ vận tải Lockheed C-5A GalaxyLockheed C-141 Starlifter của Bộ tư lệnh Không vận Quân sự. Trong chiến dịch nhân đạo này, có khoảng 3,000 trẻ em đã được cho di tản, được các gia đình ở Hoa Kỳ và ở các quốc gia đồng minh nhận nuôi, trong đó có khoảng 250 trẻ đã đến Úc.

Phi cơ Lockheed C-5A Galaxy. (Ảnh: Facebook)

Rủi thay, chuyến bay đầu tiên trong chiến dịch Operation Babylift khi khởi hành ngày 4/4/1975 trên chiếc phi cơ vận tải hạng nặng C–5A Galaxy, mang số đuôi 80218 (thuộc Phi đoàn cơ động hàng không thứ 6), chở 304 người, đã bị rơi cách Sài Gòn khoảng hai dặm về phía Đông (nay thuộc khu vực đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12). Tai nạn này đã làm thiệt mạng 138 người, bao gồm trẻ em được di tản, các quân nhân, nhân viên chăm sóc, thành viên phi hành đoàn, số 176 người còn sống sót sau đó vẫn được di tản ra khỏi Sài Gòn bằng chiếc phi cơ khác. (Theo nguồn tin từ nhóm C-5A Galaxy BABYLIFT Crash trên Facebook).

Phi cơ C-5A Galaxy, với số đuôi 80218 bị rớt. (Hình: chụp qua YouTube)

Kết nối ký ức 30 tháng Tư với những người bạn "Babylift"

Chính sự kiện về chiến dịch Operation Babylift đã thôi thúc tôi tìm cách kết nối với các trẻ em mồ côi được di tản đến ngoại quốc để làm con nuôi. Tôi tìm được họ trên Facebook. Điều đó đã giúp tôi cảm thấy mình gần gũi hơn với một sự kiện lịch sử, hay giống như bước vào một sự kiện lịch sử có thật.

Trong đó có bà Dương Thị Bửu Châu (hiện đang sống tại Hoa Kỳ), ông Mike (hiện đang sống tại Hoa Kỳ), ông Jamie (hiện đang sống tại Úc), bà Hồng (sinh sống tại Việt Nam hơn 10 năm qua), và bà Chantal Doecke (hiện đang sống ở Úc). Ba nhân vật đầu tiên đã được tôi kể lại trong bài báo "Chuyện của ba đứa trẻ Babylift 50 năm sau" trong Giai phẩm xuân Người Việt Ất Tỵ 2025 (trang 68).

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến dịch Operation Babylift, một trong những sự kiện nhân đạo quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, ông Mike đã trở lại Việt Nam từ cuối tháng Ba 2025 để gặp lại những nhân vật có liên quan đến sự kiện lịch sử này. Ông Mike đã gặp lại ông Ross Meador, một người đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch di tản trẻ em trong trại mồ côi và hộ tống các bé đến phi trường. Hai ông đã cùng chụp hình trước cổng một cơ sở của tổ chức Friends of Children of Vietnam, nơi ông Mike sống trong khoảng thời gian 1974–1975 (nay là chung cư A-75, số 26, đường Bùi Thị Xuân, quận Nhứt).

Ông Mike đã gặp lại ông Ross Meador. (Hình: Facebook)

Sau đó, vào ngày 4 tháng Tư 2025, ông Mike cùng những trẻ em trong chiến dịch Operation Babylift đã tập trung tại địa điểm xảy ra tai nạn ngày 4 tháng Tư 1975 để tưởng nhớ và thương tiếc những người đã mất, đồng thời chúc mừng những người còn sống sót.

Tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ rớt phi cơ C-5A Galaxy, với số đuôi 80218. (Hình: chụp qua YouTube)

Một trong những trẻ em trong trại mồ côi được được đưa đến Úc ngày 5 tháng Tư năm 1975 là bà Chantal Doecke khi mới vài ngày tuổi. Trong nỗi khao khát tìm kiếm gia đình, bà Chantal gần đây đã thực hiện xét nghiệm DNA Ancestry và đã tìm thấy người anh/em (trai) song sinh hiện đang sống tại Brisbane, Úc, trong 50 năm. Bà hoàn toàn bị bất ngờ với kết quả này vì trước đó chưa từng biết rằng bà có một anh/em trai song sinh.

Chantal hiện đang yêu cầu người xem chia sẻ đường liên kết phim tài liệu này (được đăng vào ngày 4 tháng Tư vừa qua) cho bạn bè và đồng nghiệp. Bà Chantal hi vọng có ai đó, ở nơi nào đó có thể kết nối bà với cha mẹ ruột của mình. Chi tiết cặp song sinh gồm bà Chantal và anh/em (trai) là một điểm khác biệt nên bà hi vọng rằng có ai đó có thể nhớ đến tên của người phụ nữ đã hạ sinh một bé trai và một bé gái tại bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn vào những ngày đầu tháng Tư 1975.

Ancestry là một công ty phả hệ của Hoa Kỳ có trụ sở tại Lehi, Utah. Đây là công ty phả hệ vì lợi nhuận lớn nhất thế giới, điều hành một mạng lưới các hồ sơ phả hệ, hồ sơ lịch sử, và các trang web phả hệ di truyền.

Trong video clip, bà Chantal cho biết có những trẻ em trong chiến dịch Operation Babylift được di tản với giấy khai sinh của trẻ em khác, vì vậy tính xác thực của danh tính cũng rất hạn chế. Trong chuyến bay di tản đến Úc, bà được đặt trong một chiếc hộp đựng giày, lúc đó bà mới chỉ vài ngày tuổi, vì vẫn còn cuống rốn chưa rụng. Đến nay, Chantal Doecke đã trở về Việt Nam 7 lần và rất tự hào là mình người Việt Nam. Bà có ý định tìm lại ba mẹ ruột vào năm ngoái để biết rõ danh tính thật của mình và để xem ngoại hình mình có thể giống ai.

Cuộc gặp gỡ lần đầu tiên sau 50 năm giữa bà Chantal Doecke và anh/em trai tên là Glenn Ham, diễn ra thật xúc động tại Brisbane, với nước mắt hạnh phúc của bà Chantal và nụ cười mừng rỡ của ông Glenn Ham. Họ nhận ra từng đặc điểm giống hệt nhau trên khuôn mặt và ngoại hình.

Bà Chantal gặp lại ông Glenn Ham. (Hình: chụp qua YouTube)

Giống như người chị/em song sinh, ông Glenn cũng là một trong những đứa trẻ trong trại mồ côi được di tản ra khỏi Sài Gòn ở thời điểm đó. Trong cuộc gặp gỡ, bà Chantal cho anh/em trai xem những hình xăm trên cánh tay của bà: Đó là hình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, dòng chữ ghi "Operation Babylift, QF 180, Sidney 5–4–75, Nguyễn Thị Hà". rong đó QF 180 là số chuyến bay di tản bà đến Úc, Sydney, 5–4–75 là ngày bà được đưa đến Sydney, tên Việt Nam trong giấy khai sinh kèm theo người (lúc được di tản) của bà là Nguyễn Thị Hà.

Tuy vậy, bà Chantal nghi ngờ đây không phải là tên thật của bà vì như đã nói ở trên, có những trẻ em được di tản với giấy khai sinh của đứa trẻ khác. Trong suốt cuộc gặp gỡ, bà không ngừng ngắm người anh/em song sinh của mình với biểu cảm đầy hạnh phúc. Bà nói linh cảm cho bà biết là người mẹ ruột của bà vẫn còn sống và có lẽ bà và ông Glenn sẽ cùng nhau về Việt Nam để tìm mẹ ruột.

Phi cơ Lockheed C-5A Galaxy. (Hình: chụp qua YouTube)

Không may mắn như bà Chantal Doecke và ông Glenn Ham, bà Dương Thị Bửu Châu và ông Mike cũng không ngừng tìm kiếm ba mẹ ruột của mình nhưng chưa có manh mối gì. Một trường hợp khác, bà Hồng đã tìm về cội nguồn bằng cách chọn sống ở Sài Gòn hơn 10 năm nay. Dù họ có cuộc sống như mơ ở Hoa Kỳ, ở Úc nhưng trong lòng họ vẫn mang nỗi tủi thân về thân phận của mình và vẫn đau đáu tự hỏi dòng tộc mình ở đâu, cha mẹ mình là tên gì.

Thật là trớ trêu khi những người được di tản ra khỏi Sài Gòn 50 năm trước mong muốn tìm về cội nguồn Việt Nam, còn những người Việt sống trong nước lại đang tìm mọi cách để định cư và nhập quốc tịch ở nước khác.

Cũng như bao người Việt khác sống trong nước, những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống và bức bối vì sự ngột ngạt trong xã hội chỉ có thông tin một chiều, tôi cũng đã từng mong ước phải chi mình là một trong những đứa trẻ được di tản trong chiến dịch Operation Babylift để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, bây giờ tôi không còn ý nghĩ đến một quốc gia khác để sống nữa, vì ở tuổi 50 có lẽ đã quá trễ để có thể bắt đầu sống lại.

50 năm trôi qua, tôi đã đi gần hết một đời người, nhưng vẫn chưa nhìn thấy có sự thay đổi ngoạn mục trong kinh tế–xã hội, đặc biệt là ở Việt Nam thiếu hẳn chế độ an sinh cho người tàn tật và người già nghèo khổ. Biết bao giờ người dân Sài Gòn được quay lại cái thời mà dân Singapore từng nói được sang bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh là mơ ước, như một bài báo của trang báo điện tử Dân Việt đã từng đề cập đến?

Nguồn: https://saigonnhonews.com/nhin-lai-l...bylift-va-toi/
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

trungthuc
R8 Võ Lâm Chí Tôn
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 329572


Profile:
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 10,566
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Hinh-3-Phi-co-C-5A-Galaxy-bi-rot-scaled.jpg
Views:	0
Size:	261.2 KB
ID:	2514652 Click image for larger version

Name:	Hinh-7-Phi-co-Lockheed-C-5A-Galaxy.png
Views:	0
Size:	352.0 KB
ID:	2514653
trungthuc_is_offline
Thanks: 404
Thanked 5,605 Times in 3,370 Posts
Mentioned: 17 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 374 Post(s)
Rep Power: 31 trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10
trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10trungthuc Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:10.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05113 seconds with 12 queries
Loading...