Theo như chính quyền Trung Quốc lại không dừng ở việc áp thuế nhập khẩu hàng hóa Mỹ, mà c̣n lặng lẽ đ́nh chỉ xuất khẩu bảy loại đất hiếm được cho là thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn trong một loạt biện pháp đáp trả đ̣n thuế quan của chính quyền Tổng thổng Donald Trump.

Đất hiếm được chuyển lên tàu tại cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 05/09/2010. AFP - STR
Ngày 04/04/2025, trong loạt biện pháp đáp trả đ̣n thuế quan của chính quyền Trump, Trung Quốc không dừng ở việc áp thuế nhập khẩu hàng hóa Mỹ, mà c̣n lặng lẽ đ́nh chỉ xuất khẩu bảy loại đất hiếm được cho là thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn. Giới quan sát lo lắng Bắc Kinh có thể sử dụng đ̣n tấn công « thâm hiểm » này, không chỉ đe dọa nước Mỹ mà c̣n nhằm « khống chế » cả châu Âu.
Cụ thể, Bắc Kinh tạm ngưng xuất khẩu bảy loại đất hiếm là samari, gadolini, terbi, dysprosi, luteti, scandi và ytri cùng với các hợp kim, các oxit hóa và hợp chất của chúng. Đây là những loại đất hiếm thiết yếu cho nhiều lĩnh vực công nghệ mũi nhọn từ quốc pḥng, y tế, kỹ thuật số cho đến cả năng lượng sạch, hay như ô tô điện, ô tô hỗn hợp (xe lai)…
Đất hiếm : Huyệt yếu của Mỹ
Trung Quốc chiếm vị thế gần như độc quyền khi cung cấp đến 70% đất hiếm cho thị trường thế giới, theo như số liệu từ Viện Nghiên cứu Địa chất Hoa Kỳ (USGS). Và nhất là, 70% nguồn nhập khẩu đất hiếm của Mỹ là đến từ Trung Quốc. Điều này có thể giải thích cho nỗi ám ảnh của nguyên thủ Mỹ đối với Groenland và Ukraina, xem việc tiếp cận nguồn đất hiếm như là một ưu tiên hàng đầu.
Theo truyền thông Anh – Mỹ, một mặt, bộ Thương Mại Trung Quốc c̣n lập danh sách các doanh nghiệp, phần lớn là Mỹ, bị cấm hoạt động trong lĩnh vực này. Mặt khác, Bắc Kinh yêu cầu các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải xin giấy phép xuất khẩu từ bộ thông qua một « thủ tục khá mập mờ », có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.
Trong báo cáo thường niên công bố đầu tháng 3/2025 về những rào cản ngoại thương, chính quyền Donald Trump lấy làm lo lắng về việc Bắc Kinh từ năm 2023 tăng cường siết chặt hơn nữa các quy định về xuất khẩu đất hiếm. Rơ ràng, đối với Mỹ, việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát xuất khẩu để « nhắm vào chuỗi cung ứng của Mỹ và các nước đồng minh ». Theo Washington, Bắc Kinh đặc biệt nhắm vào tất cả các doanh nghiệp của ngành công nghiệp quốc pḥng Mỹ.
Theo luật gia Daniel Pickard, chủ tịch ủy ban tham vấn về khoáng sản chủ chốt, được Le Figaro (ngày 14/04/2025) dẫn lại, động thái này của Trung Quốc sẽ có những hệ quả nghiêm trọng cho Hoa Kỳ. Tất cả những loại đất hiếm bị cấm xuất khẩu rất được chuộng v́ thuộc tính từ tính đặc biệt gần như không thể thay thế của chúng, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quốc pḥng hay cho các kỹ nghệ phát thải khí các-bon thấp.
« Trân Châu Cảng công nghiệp »
Không chỉ nhắm vào Hoa Kỳ, nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ, nghi ngờ Trung Quốc sử dụng chính sách kiểm soát xuất khẩu đất hiếm như một công cụ chiến lược địa chính trị nhằm khống chế cả châu Âu. Trả lời báo Thụy Sĩ, ông Vincent Donnen, đồng sáng lập Công ty Kim loại hiếm, phân tích :
« V́ đă mất thị trường Mỹ do các biện pháp thuế quan, Bắc Kinh cần một đợt thủy triều hàng hóa Trung Quốc vào châu Âu để duy tŕ cỗ máy công nghiệp quá cỡ của ḿnh, qua đó bảo vệ cán cân thương mại cực kỳ thặng dư, vốn là điều cốt lơi của chính sách này. Do vậy, Bắc Kinh đă t́m kiếm một phương cách gây sức ép rất mạnh với châu Âu. Nghĩa là nếu châu Âu có ư định ngưng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, nước này có thể cắt nguồn tiếp cận các kim loại thiết yếu, bao gồm cả đất hiếm ».
Chính sách mới này của Bắc Kinh có nguy cơ đẩy giá các nguyên liệu chủ chốt lên cao và đẩy các nước đi t́m nguồn cung khác. Tuy nhiên, ông Vincent Donnen lo ngại rằng khi áp đặt các doanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu, cung cấp các dữ liệu về bên mua và lĩnh vực hoạt động của họ, nói một cách h́nh tượng, « Bắc Kinh đang đặt một đường ống dẫn bằng cách ép buộc ḍng xuất khẩu phải đi qua đường ống này và lắp đặt một van đóng mở, đây chính là điều chính phủ đă dự kiến để một ngày nào đó có thể dùng đến. Nghĩa là, khóa nguồn xuất khẩu tùy theo lợi ích của Trung Quốc. Đây thực sự là một đ̣n bẩy rất mạnh ».
Cuối cùng, cũng theo chuyên gia này, chính sách bảo hộ này c̣n cho phép Bắc Kinh lập bản đồ các luồng di chuyển nguyên liệu công nghiệp qua đó, có thể xác định những điểm yếu của các nền công nghiệp phương Tây, để rồi từ đó có thể chuẩn bị điều mà ông Donnen gọi là một « Trân Châu Cảng công nghiệp » mà không một nước nào nhận thấy !