Nhiều người bị tăng huyết áp trong thời gian dài nhưng không biết cho đến khi khám bệnh hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Khoảng 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện và gần 70% chưa được điều trị. Ảnh: Freepik.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), có tới khoảng 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện và gần 70% chưa được điều trị.
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lư như bệnh mạch máu năo, bệnh động mạch vành, suy tim, suy thận, mất trí nhớ, rung nhĩ, suy giảm chức năng cương dương ở nam giới...
Bác sĩ chuyên khoa I Phan Thị Mỹ Nhung, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho hay nhiều người lầm tưởng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn là triệu chứng của tăng huyết áp. Thực tế là căn bệnh này không có triệu chứng đặc trưng.
"Trên thực tế, rất nhiều người bị tăng huyết áp trong thời gian dài nhưng không biết cho đến khi khám bệnh hoặc xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Cách duy nhất để phát hiện mắc bệnh là thường xuyên đo huyết áp tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế", bác sĩ Nhung nhấn mạnh.
Mọi người có thể nghi ngờ ḿnh bị tăng huyết áp nếu liên tục ghi nhận t́nh trạng tâm thu trên 140 mmHg, huyết áp tâm trương trên 90 mmHg. Lúc này, tốt nhất nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và cho thuốc điều trị.
Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Để pḥng ngừa tăng huyết áp, người dân cần thực hiện:
Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế thói quen ăn mặn, ăn các món ăn nhiều dầu mỡ
Tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày
Tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá
Duy tŕ cân nặng khỏe mạnh
Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái xúc động, lo âu
Thường xuyên kiểm tra, theo dơi huyết áp của bản thân ở nhà và đi khám khi thấy huyết áp tăng thường xuyên
Hạn chế lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, chỉ sử dụng corticoid khi có chỉ định của bác sĩ
Theo dơi, điều trị các bệnh lư có liên quan đến thận, tim mạch hay nội tiết.
VietBF@ sưu tập