Nguyên nhân gây ra thảm họa động đất: Hiện tượng 'siêu trượt' hiếm gặp được ví như máy bay siêu thanh, tàn phá diện rộng - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nguyên nhân gây ra thảm họa động đất: Hiện tượng 'siêu trượt' hiếm gặp được ví như máy bay siêu thanh, tàn phá diện rộng
Trận động đất kinh hoàng mạnh 7,7 độ richter xảy ra tại Myanmar vào ngày thứ Sáu (28/3) đã khiến hơn 2.800 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.

Tính đến thời điểm hiện tại, số người bị thương đã lên tới hơn 3.900 người và khoảng 270 người vẫn đang mất tích.

Giới chức lo ngại còn rất nhiều người bị mắc kẹt dưới các tòa nhà đổ sập tại nhiều khu vực trên khắp Myanmar. Tại Thái Lan, hàng chục người cũng được cho là đang bị vùi lấp sau sự cố sập một tòa nhà cao tầng đang trong quá trình thi công.

Dư chấn từ trận động đất lan rộng hàng trăm km, thậm chí được cảm nhận rõ ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), cách tâm chấn hơn 1.000 km (620 dặm).



Hiện tượng đứt gãy siêu nhanh hiếm gặp

Theo các nhà khoa học, thảm họa này bắt nguồn từ một hiện tượng hiếm gặp mang tên “đứt gãy siêu trượt” (supershear) - một kiểu đứt gãy di chuyển với tốc độ nhanh hơn cả sóng địa chấn mà nó tạo ra, khiến năng lượng bị dồn nén về phía trước vết nứt. Hiện tượng này thường gây ra mức độ tàn phá lớn hơn và ảnh hưởng trên diện rộng hơn nhiều so với những trận động đất thông thường.

“Hiện tượng đứt gãy siêu trượt có thể ví như một chiếc máy bay phản lực siêu thanh trong thế giới động đất. Đứt gãy kiểu này khiến năng lượng địa chấn phát xạ cực mạnh theo hướng tiến của vết nứt”, chuyên gia địa chấn học Frederik Tilmann thuộc Trung tâm Khoa học Trái đất GFZ Helmholtz (Đức) nhận định.

Các nhà khoa học cho biết đứt gãy địa chất gây ra trận động đất là đới đứt gãy lớn Sagaing, nằm giữa hai mảng kiến tạo Myanmar và Sunda. Đây là một cấu trúc kiến tạo theo hướng Bắc đến Nam, đóng vai trò điều tiết chuyển động về phía bắc của tiểu lục địa Ấn Độ và miền tây Myanmar so với phần còn lại của Đông Nam Á.

Theo Tiến sĩ Ian Watkinson thuộc Đại học Royal Holloway (London, Anh), đới đứt gãy Sagaing kéo dài từ biển Andaman ở phía Nam đến tận cực Bắc của Myanmar và có “quy mô, kiểu chuyển động và mức độ hoạt động địa chấn rất giống” với đới đứt gãy San Andreas nổi tiếng tại bang California, Mỹ.

Nhà địa chấn học Brian Baptie thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh (BGS) cho biết, trận động đất lần này có vẻ đã làm đứt gãy một đoạn dài khoảng 200km của đới Sagaing, với vết đứt gãy lan từ Bắc xuống Nam chỉ trong khoảng 1 phút.

Trong khi đó, chuyên gia Frederik Tilmann thông tin rằng vết đứt gãy đã lan rộng theo cả hai hướng Bắc và Nam với vận tốc khoảng 3 km/giây (1,8 dặm/giây). Đáng chú ý, phần đứt gãy lan về phía Nam có thể đã tăng tốc lên tới khoảng 5 km/giây - một dấu hiệu điển hình cho hiện tượng “đứt gãy siêu trượt”.

Tiến sĩ Tilmann cho rằng, chính chuyển động bất thường và cực nhanh này của các mảng kiến tạo đã “làm trầm trọng thêm mức độ tàn phá” tại Myanmar, đồng thời gây ra các rung chấn mạnh ở tận Bangkok, Thái Lan.

Tiến sĩ Baptie bổ sung: “Trận động đất gây ra rung lắc dữ dội trên diện rộng, với ít nhất 2,8 triệu người tại Myanmar phải hứng chịu rung chấn mạnh hoặc cực mạnh. Phần lớn dân cư trong khu vực sống trong các công trình xây dựng bằng gỗ hoặc gạch không gia cố - những loại nhà vốn rất dễ bị tổn thương khi xảy ra động đất”.

Động đất thường xuyên xảy ra ở Myanmar

Myanmar thường xuyên hứng chịu các trận động đất do nằm dọc theo đới đứt gãy Sagaing - một trong những đứt gãy hoạt động mạnh nhất ở Đông Nam Á. Theo dữ liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), kể từ năm 1900 đến nay, khu vực gần đới đứt gãy này đã ghi nhận ít nhất 6 trận động đất có độ lớn trên 7 độ richter.

Gần đây nhất là vào tháng 1 năm 1990, một trận động đất mạnh 7 độ richter đã khiến 32 toà nhà bị sập. Trước đó, vào tháng 2 năm 1912, một trận động đất mạnh 7,9 độ richter xảy ra ngay phía nam tâm chấn của trận động đất hôm thứ Sáu (28/3). Năm 2016, một trận động đất 6,9 độ cũng xảy ra tại khu vực này.

Trong vòng 100 năm qua, Myanmar đã ghi nhận tổng cộng 14 trận động đất có độ lớn từ 6 độ trở lên. Tuy nhiên, một trong những trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử khu vực xảy ra từ năm 1839. Theo nhà nghiên cứu Ian Watkinson (Đại học London, Anh), đây “có thể là trận động đất gần nhất về tính chất” với thảm hoạ vừa qua. Trận động đất năm đó được ước tính mạnh khoảng 8,3 độ richter và đã khiến từ 300-400 người thiệt mạng.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 1 Day Ago
Reputation: 21882


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 76,804
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	people-inspect-the-debris-of-a-collapsed-building-in-mandalay-on-march-28-2025-after-an-earthqu.jpeg
Views:	0
Size:	142.8 KB
ID:	2509576
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 5,276 Times in 4,271 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 27 Post(s)
Rep Power: 86 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:49.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05904 seconds with 12 queries