Công An Tỉnh Gia Lai đă triệu tập ông Ngô Anh Thi lên làm việc v́ đánh nữ bác sĩ do “tao thích th́ tao đánh.”
Báo Người Lao Động dẫn điều tra ban đầu cho biết khoảng 6 giờ chiều 31 Tháng Ba, Trung Tâm Y Tế Huyện Chư Sê tiếp nhận ba bệnh nhân là Hoàng Văn Kiện, 58 tuổi; Nguyễn Văn Tuấn, 49 tuổi và Hồ Văn Phi, 41 tuổi, cùng ở huyện Chư Sê.
Cả ba người được điều dưỡng Cao Thị Liễu đón tiếp đúng quy định và được xếp giường. Tiếp theo, Bác Sĩ Nguyễn Thị Diễm Hằng đánh giá, phân loại bệnh nhân và thấy bệnh nhân Kiện suy hô hấp nên ưu tiên cấp cứu trước.
Tiếp đó, Bác Sĩ Hằng khám cho bệnh nhân Tuấn, người có mùi rượu và đang trong cơn đau. Quá tŕnh thăm khám, Bác Sĩ Hằng vỗ chân bệnh nhân này để nhắc phối hợp tư thế thăm khám.
Thấy vậy, người nhà của bệnh nhân Hồ Văn Phi là Ngô Anh Thi nằm giường kế bên thắc mắc “bệnh nhân đang đau sao lại đập mạnh như vậy.” Bác Sĩ Hằng trả lời “chỉ dùng lực rất nhẹ” và tiếp tục khám cho bệnh nhân Tuấn.
Sau đó, ông Thi có lời nói thách thức, đe dọa, xưng hô “mày, tao” và hỏi Bác Sĩ Hằng “mày có biết tao là ai không và anh tao là ai không?”
Lời qua tiếng lại, ông Thi đấm vào mặt và đầu Bác Sĩ Hằng, sau đó tự bỏ về.
Hiện Bác Sĩ Hằng bị choáng đầu, tinh thần lo lắng, được đồng nghiệp tại trung tâm y tế chăm sóc, điều trị. Nhận thấy ông Thi có hành vi côn đồ, xâm hại sức khỏe nhân viên y tế nên Trung Tâm Y Tế Huyện Chư Sê đă báo Công An Thị Trấn Chư Sê. Đây là vụ thứ hai nhân viên y tế ở tỉnh Gia Lai vô cớ bị hành hung.
Theo báo Thanh Niên hôm 5 Tháng Ba, Công An Xă Kon Thụp, huyện Mang Yang, cho biết đă chuyển hồ sơ vụ bà Lương Thị Thủy Tuyết, 53 tuổi, phó trạm y tế xă Kon Thụp, bị ba người đánh gây thương tích, lên Công An Tỉnh Gia Lai.
Trong bản tường tŕnh gửi lănh đạo Trung Tâm Y Tế Huyện Mang Yang, Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Quân, trạm trưởng y tế xă Kon Thụp, cho biết chiều tối hôm 11 Tháng Hai, ông Lương Đ́nh Lực, bí thư đảng ủy xă Kon Thụp, đưa hai bệnh nhân (có mùi rượu bia) bị ngă cầu thang ở nhà văn hóa xă đến trạm.
Ông Lực gọi điện cho bà Tuyết đang ở nhà và Bác Sĩ Quân đến để xử lư vết thương cho bệnh nhân. Dù không phải ca trực, song bà Tuyết vẫn đến hỗ trợ.
Trong lúc băng vết thương, thấy vết thương khá nghiêm trọng, ông Quân đă đề nghị bệnh nhân nên chuyển lên bệnh viện tỉnh để kiểm tra, chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
Lúc này bệnh nhân không hợp tác, không chịu nằm trên bàn tiểu phẫu mà bật dậy, nhảy xuống đất. Cùng với đó, bệnh nhân liên tục chửi bới bác sĩ với lời lẽ thô tục.
Thấy bệnh nhân chửi bới, bà Tuyết bất b́nh nói: “Tại sao bác sĩ cứu người mà chửi người ta là chó với mèo,” th́ hai bên xảy ra xô xát.
Một bệnh nhân đạp bà Tuyết ngă xuống đất, cùng lúc một người không bị thương cầm cây lau sàn nhà đập bà Tuyết từ cửa pḥng khám “lê lết” ra tới khu vực nhà để xe.
Bà Tuyết được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Gia Lai với đa chấn thương ở vùng mặt, đầu, vai, cánh tay, lưng, choáng váng…
Theo số liệu từ Bộ Y Tế Việt Nam, phần lớn các vụ bạo lực nhắm vào nhân viên y tế xảy ra tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, với 70% nạn nhân là bác sĩ, 15% điều dưỡng. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc thân nhân bệnh nhân “không hiểu rơ quy tŕnh cấp cứu, suy đoán bác sĩ chậm trễ, hoặc bị ảnh hưởng bởi rượu bia, chất kích thích.”
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, các chuyên gia cũng thừa nhận rằng trong một số trường hợp, thái độ giao tiếp của nhân viên y tế “chưa khéo léo hoặc việc giải thích không đầy đủ,” khiến người bệnh bất b́nh.