Theo các nguồn tin, Nhà Trắng đă bắt đầu nghiên cứu chi phí mà chính phủ Mỹ sẽ phải bỏ ra nếu tiếp quản Greenland. Đây là nỗ lực cụ thể nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm biến mong muốn sở hữu ḥn đảo Bắc Cực này thành một chính sách khả thi.
Washington Post dẫn các nguồn thạo tin cho hay, trong những tuần gần đây, các quan chức Nhà Trắng đă thực hiện các bước để xác định hệ quả tài chính liên quan đến việc quản lư Greenland, bao gồm chi phí cung cấp các dịch vụ cho 58.000 cư dân của ḥn đảo này.Tại văn pḥng ngân sách của Nhà Trắng, các nhân viên đă được giao nhiệm vụ xác định chi phí duy tŕ Greenland nếu Mỹ tiếp quản ḥn đảo. Họ cũng họ đang cố gắng ước tính doanh thu có thể thu về từ tài nguyên thiên nhiên của Greenland.
Các quan chức cũng phân tích khả năng đưa ra cho chính quyền Greenland một thỏa thuận tài chính hấp dẫn so với Đan Mạch, quốc gia hiện đang trợ cấp cho ḥn đảo với mức chi phí khoảng 600 triệu USD mỗi năm.
“Con số mà Mỹ đưa ra sẽ cao hơn rất nhiều để có thể nói với họ rằng ‘Chúng tôi chi nhiều hơn những ǵ Đan Mạch đang chi’”, một quan chức giấu tên cho biết.
Ông Trump đă nhiều lần nói rằng Mỹ sẽ “có Greenland”. Trong cuộc phỏng vấn với NBC News cuối tuần trước, khi được hỏi liệu Mỹ có sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu đó hay không, ông Trunp nói rằng “tốt hơn là chúng ta có thể làm điều đó mà không cần đến vũ lực”, nhưng ông cũng nhaans mạnh “tôi không loại trừ bất cứ điều ǵ”.
Việc lập kế hoạch nội bộ cho thấy tham vọng của chính quyền ông Trump đối với Greenland không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ của Tổng thống mà đă bắt đầu được hiện thực hóa trong các chính sách của Mỹ.
Chi phí và lợi ích
Theo các quan chức giấu tên, Nhà Trắng hiện đang tính toán các khoản chi phí mà chính phủ Mỹ cần chi để duy tŕ các dịch vụ cơ bản cho cư dân tại đây cũng như chi phí để bảo vệ ḥn đảo như một phần trong ô Bắc Cực của Mỹ. Các phân tích này dựa trên giả thuyết “người dân Greenland bỏ phiếu và ủng hộ điều này”.
Một quan chức giấu tên cho biết, trong số các tham vọng tiếp quản mà ông Trump đă nêu bao gồm cả Canada và Kênh đào Panama, “ông ấy coi Greenland là dễ dàng nhất”.
“Đó là một chiến lược rất hợp lư xét từ góc độ ván cờ quốc pḥng thuần túy đối với Tổng thống”, vị quan chức này nói.
Các quan chức Nhà Trắng cũng đang t́m cách xác định liệu các nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên có thể đủ để bù đắp chi phí duy tŕ Greenland hay không.
Một phần trong kế hoạch của chính quyền ông Trump là thuyết phục công chúng Mỹ rằng Washington sẽ thu hồi chi phí bỏ ra để tiếp quản Greenland thông qua các khoản thu từ khoáng sản và thuế thương mại. Tuy nhiên, lợi nhuận từ tài nguyên khoáng sản của Greenland vẫn c̣n là một câu hỏi mở, v́ việc khai thác tài nguyên tại đây có thể gặp nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thực tế chính quyền Greenland đă phản đối một số dự án khai thác trước đây.
Hồi tháng 1, Viện nghiên cứu American Action Forum cho biết nếu tính theo giá trị thị trường của khoáng sản ở Greenland, mức giá để mua ḥn đảo này là 200 tỷ USD, nhưng xét về giá trị chiến lược ở Bắc Đại Tây Dương th́ con số này lên tới gần 3.000 tỷ USD.
“Hiện tại, chúng ta chỉ có một địa điểm duy nhất để giám sát những ǵ đang xảy ra ở Bắc Đại Tây Dương, đó là Iceland. Với Greenland, chúng ta cũng làm được điều đó và có thêm các tuyến đường vận chuyển khi lớp băng ở Bắc Cực tan ra. Xét về vị trí chiến lược, Greenland có gí trị lớn hơn Iceland”, ông Doug Holtz-Eakin, giám đốc American Action Forum, cho biết.
Mục tiêu an ninh và chiến lược
Ông Trump nh́n nhận Greenland không chỉ là một lănh thổ có giá trị về tài nguyên thiên nhiên mà c̣n có vai tṛ quan trọng trong bối cảnh an ninh quốc gia của Mỹ. Ḥn đảo này nằm ở vị trí chiến lược giữa Bắc Cực và Đại Tây Dương, gần các tuyến đường biển quan trọng với cả giao thông thương mại và hoạt động di chuyển của các tàu ngầm hạt nhân.
Việc kiểm soát Greenland sẽ giúp Mỹ kiểm soát một khu vực quan trọng về mặt quân sự, nhất là trong bối cảnh có sự gia tăng ảnh hưởng của các quốc gia như Nga và Trung Quốc ở khu vực Bắc Cực.
“Việc ông Trump nhiều lần nói về mong muốn Mỹ sở hữu Greenland là v́ tầm quan trọng của nó đối với an ninh quốc gia Mỹ. Đây là chiến lược hải quân thông minh nhất từ trước đến nay và rất quan trọng trong việc bảo vệ đất nước”, ông Stephen K. Bannon, một cựu chiến lược gia của ông Trump, nói.
Một số nhà phân tích cho rằng tham vọng của ông Trump đối với Greenland không chỉ dừng lại ở lư do kinh tế, chiến lược an ninh, quân sự mà c̣n là một phần của “Vận mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny) mà ông theo đuổi: mở rộng lănh thổ và gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu.
Việc mở rộng lănh thổ của Mỹ trước đây thường được thực hiện thông qua mua bán hoặc chiến tranh. Mỹ từng mua Quần đảo Virgin từ Đan Mạch vào năm 1917. Guam, Puerto Rico và Philippines thuộc về Mỹ sau chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Philippines sau đó đă giành độc lập. Hawaii đă được sáp nhập vào Mỹ sau khi chế độ quân chủ bị lật đổ trong một cuộc đảo chính mà Quốc hội Mỹ sau này thừa nhận là có sự tham gia của Washington.
Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng tham vọng tiếp quản Greenland vẫn chưa phải là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Greenland chỉ trở thành một “lựa chọn bổ sung” sau khi giải quyết các vấn đề cấp bách hơn như xung đột ở Ukraine, ḥa b́nh Trung Đông, và răn đe Iran.
Mặc dù kế hoạch tiếp quản Greenland vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu và chưa có quyết định cuối cùng, nhưng nỗ lực của ông Trump trong việc đưa ḥn đảo này vào phạm vi kiểm soát của Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục gây tranh căi và phản đối. Dù là v́ lư do an ninh quốc gia hay lư tưởng về việc mở rộng lănh thổ, chiến lược của ông Trump đối với Greenland sẽ không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Mỹ và Đan Mạch mà c̣n tác động lớn đến những vấn đề toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược tại khu vực Bắc Cực.
Lănh đạo Greenland đă lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc ông Trump muốn sáp nhập ḥn đảo này. Người đứng đầu chính quyền mới ở Greenland, Jens-Frederik Nielsen, tuyên bố quyết định về tương lai của ḥn đảo sẽ do người dân Greenland tự đưa ra, không ai có quyền can thiệp vào quyết định này. Ông cũng nhấn mạnh rằng họ sẽ không hành động v́ sợ hăi mà sẽ phản ứng một cách b́nh tĩnh và đoàn kết để bảo vệ quyền lợi của ḿnh.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen dự kiến sẽ có chuyến thăm 3 ngày tới Greenland bắt đầu từ ngày 2/4, theo lời mời của chính quyền mới ở Greenland. Đây là một phần trong nỗ lực thể hiện cam kết của Đan Mạch trong việc thắt chặt mối quan hệ với lănh thổ này.
|