Ông Dmitry Peskov nói rằng Nga vẫn mong muốn duy tŕ mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng.
Ngày 1-4, người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov nói rằng Nga chưa bao giờ là bên khơi mào làm tổn hại quan hệ với các quốc gia khác và vẫn mong muốn duy tŕ mối quan hệ tốt đẹp với láng giềng, đài RT đưa tin.
Theo ông Peskov, bất chấp sự hợp tác có lợi trước đây, việc Phần Lan năm 2023 quyết định gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đă “hạ mức quan hệ với Nga xuống con số 0”.
Người phát ngôn Điện Kremlin lưu ư rằng điều tương tự cũng áp dụng với Thụy Điển, quốc gia đă gia nhập NATO vào năm ngoái.
Dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Peskov khẳng định Moscow “chưa từng có vấn đề ǵ” với Phần Lan hay Thụy Điển. Ông Peskov nhấn mạnh rằng “Nga vẫn sẵn sàng khôi phục quan hệ với những nước có mong muốn”.
B́nh luận của ông Peskov được đưa ra sau khi Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb ngày 31-3 đề cập đến khả năng khôi phục quan hệ ngoại giao với Nga.
“Ở Phần Lan, chúng ta phải chuẩn bị tâm lư cho thực tế rằng quan hệ song phương rồi sẽ được khôi phục ở cấp độ chính trị vào một thời điểm nào đó. Hiện tại, chưa thể nói chính xác khi nào điều đó xảy ra” - ông Stubb nói.
“Không ǵ có thể thay đổi thực tế rằng Nga là láng giềng của Phần Lan – một mối quan hệ có đường biên giới kéo dài 1.350 km” - ông Stubb nhấn mạnh, nói thêm rằng quan hệ hai nước phụ thuộc vào diễn biến cuộc xung đột tại Ukraine và các cuộc đàm phán về khôi phục quan hệ.
Phần Lan và Thuỵ Điển chưa b́nh luận về phát ngôn của ông Peskov.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 1-4, chính phủ Phần Lan cho biết nước này có kế hoạch rút khỏi công ước toàn cầu cấm ḿn sát thương và tăng chi tiêu quốc pḥng lên ít nhất 3% GDP vào năm 2029 để đối phó với mối đe dọa quân sự ngày càng gia tăng từ Nga.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo nói rằng hiện không có mối đe dọa quân sự tức thời đối với Phần Lan, nhưng Nga vẫn là mối nguy hiểm lâu dài đối với toàn châu Âu.
“Việc rút khỏi Công ước Ottawa sẽ giúp chúng ta có thể chuẩn bị cho những thay đổi trong môi trường an ninh một cách linh hoạt hơn” - hăng tin Reuters dẫn lời ông Orpo.
Ông Orpo cho biết thêm rằng Phần Lan sẽ phân bổ thêm 3 tỉ euro (3,24 tỉ USD) cho quốc pḥng, nâng mức chi tiêu quân sự từ 2,41% GDP năm 2024 lên 3% vào năm 2029.
Viết trên mạng xă hội X, Tổng thống Stubb giải thích: “Đây là một phần trong nỗ lực của Phần Lan nhằm giúp châu Âu tự chịu trách nhiệm hơn về quốc pḥng của chính ḿnh”.
Về phía Thuỵ Điển, ngày 31-3, Bộ trưởng Quốc pḥng Thụy Điển Pal Jonson cho biết nước này sẽ cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ quân sự trị giá gần 1,6 tỉ USD, theo tờ Kyiv Independent.
Theo ông Jonson, gói viện trợ này là gói viện trợ quân sự lớn nhất của Thụy Điển dành cho Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt năm 2022. Gói viện trợ sẽ hỗ trợ cho năng lực pḥng không, pháo binh, thông tin vệ tinh và hàng hải của Ukraine.
Nga chưa b́nh luận về các động thái của Phần Lan và Thuỵ Điển.