Các nhà khoa học từ Đại học Y khoa quốc gia Tyumen (TSMU) trong một nhóm nghiên cứu quốc tế đă phát hiện ra rằng, những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 dễ bị rối loạn nhịp thức ngủ do thiếu ánh sáng ban ngày và quá nhiều ánh sáng ban đêm.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chronobiology International.
Các nhà khoa học từ Đại học Y khoa quốc gia Tyumen (TSMU) với tư cách là thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế đă nghiên cứu chuyển động của 122 người trưởng thành tại thành phố Tyumen, trong đó có những người đă khỏi và chưa từng mắc COVID-19, bằng cách sử dụng ActiGraph - dụng cụ đo chu kỳ hoạt động cá nhân giống như ṿng tay thể dục được đeo ở cổ tay hoặc mắt cá chân và ghi lại chuyển động của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, căn bệnh này làm thay đổi độ nhạy cảm của con người với ánh sáng ban ngày. Ví dụ, những người sau khỏi bệnh COVID-19 đă trải qua những thay đổi bất lợi trong nhịp thức ngủ, - ông Denis Gubin, trưởng pḥng thí nghiệm về thời sinh học và y sinh học tại Viện nghiên cứu công nghệ sinh học và y sinh thuộc Đại học TSMU, cho biết.
"Trong t́nh trạng thiếu ánh sáng vào ban ngày và quá nhiều ánh sáng vào ban đêm, những bệnh nhân mới hồi phục sau COVID-19 bị rối loạn nhịp thức ngủ. Đồng thời, trong cùng một điều kiện như nhau, độ chiếu sáng không có tác động như vậy đối với những người khỏe mạnh. Điều thú vị là việc tiêm hoặc không tiêm vắc-xin không ảnh hưởng đến rối loạn nhịp thức ngủ".
Điều đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân được điều trị khỏi Covid là thiết lập thời gian biểu hàng ngày cho phép họ có đủ ánh sáng vào ban ngày trong khi tránh tiếp xúc với ánh sáng chói vào buổi tối và ban đêm, bà Yulia Boldyreva, Phó Giáo sư Khoa Hóa sinh tại Đại học TSMU, cho biết.
"V́ cường độ ánh sáng ở vĩ độ của chúng tôi phụ thuộc vào mùa, nên dữ liệu mà chúng tôi đã thu được cũng thay đổi tùy theo mùa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mà chúng tôi đã tiến hành vào mùa xuân cho thấy rằng, mô h́nh này vẫn giữ nguyên", - bà Yulia Boldyreva nhấn mạnh.