Trước khi phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày mai 25-3, tổng số tiền cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 2 em gái đă nộp khắc phục gần 973 tỉ đồng
Ngày mai 25-3, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng các đồng phạm trong vụ án thao túng chứng khoán, lừa đảo có liên quan Tập đoàn FLC.Theo đó, có 25 bị cáo kháng cáo được đưa ra xét xử phúc thẩm và Ṭa án triệu tập toàn bộ 48 bị cáo tới phiên ṭa. Ngoài 25 bị cáo kháng cáo, có 135 bị hại và 387 người liên quan kháng cáo.Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC) kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt tù và xem xét giảm trách nhiệm bồi thường dân sự. Hai em gái của bị cáo Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga cũng kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm h́nh sự của bản thân. Các bị cáo c̣n lại trong vụ án kháng cáo xin giảm nhẹ h́nh phạt, xin hưởng án treo, xin gỡ bỏ phong tỏa về tài sản hoặc kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm,...
Đáng chú ư, trước ngày diễn ra phiên ṭa phúc thẩm, thông tin từ luật sư cho biết, anh em nhà ông Trịnh Văn Quyết đă nộp thêm tiền khắc phục hậu quả. Theo đó, ở giai đoạn sơ thẩm, Trịnh Văn Quyết được cơ quan tố tụng ghi nhận đă nộp hơn 254 tỉ đồng. Sau phiên ṭa sơ thẩm, vợ ông Quyết đă nộp thêm hơn 200 tỉ đồng để khắc phục hậu quả cho chồng.
Đến ngày 19-12-2024, vợ ông Quyết nộp tiếp 150 tỉ đồng. Tổng số tiền cựu chủ tịch FLC cùng gia đ́nh đă nộp khắc phục hậu quả là hơn 716 tỉ đồng. Bên cạnh đó, người thân của em gái ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm tiền khắc phục hậu quả. Như vậy, tổng số tiền anh em cựu chủ tịch FLC đă nộp tính từ khi xét xử sơ thẩm đến chiều 24-3 là gần 973 tỉ đồng.Luật sư cho biết thêm trước phiên ṭa phúc thẩm, các bị cáo đă khắc phục toàn bộ hậu quả cho 133 bị hại là những người c̣n nắm giữ cổ phiếu FLC từ đầu. Trong đó, 2 em gái ông Quyết đă nộp tiền khắc phục toàn bộ và thừa phần trách nhiệm dân sự mà bản án sơ thẩm đă tuyên.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Trịnh Văn Quyết nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mă cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, nhằm thu tiền của các nhà đầu tư. Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2014-2016, ông Quyết làm thủ tục tăng khống vốn điều lệ cho doanh nghiệp này, từ con số ban đầu lên tới 4.300 tỉ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần. Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mă ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.
Bản án sơ thẩm xác định Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu chỉ đạo việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỉ đồng lên hơn 4.300 tỉ đồng; thu lời bất chính hơn 3.600 tỉ đồng. Các bị cáo c̣n lại là đồng phạm giúp sức tích cực.
Đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán, bản án nhận định hành vi của các bị cáo trong vụ án làm giảm hiệu lực quản lư nhà nước; gây bức xúc trong nhân dân; làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư… Hậu quả vụ án khiến nhiều nhà đầu tư mất 684 tỉ đồng ở hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
|