Trong khi Israel nhận được sự ủng hộ quân sự dường như vô điều kiện từ Mỹ th́ Ukraine phải đối mặt với sự tŕ hoăn, các điều kiện kèm theo và có thể là cả các toan tính chính trị trong khi xung đột với Liên bang Nga vẫn đang tiếp diễn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Pḥng Bầu dục của Nhà Trắng, ngày 28/2/2025.
Theo báo The Kyiv Post của Ukraine, sự tương phản này cho thấy sự thay đổi trong các ưu tiên địa chính trị của Washington và đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của các cam kết an ninh của Mỹ đối với châu Âu. Cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với viện trợ quân sự phản ánh một sự điều chỉnh rộng lớn hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nơi các liên minh lâu đời được đánh giá lại dưới lăng kính của lợi ích giao dịch.
Ukraine, từng là một trong những nước hưởng lợi chính từ sự hỗ trợ quân sự lưỡng đảng ở Mỹ, hiện đang phụ thuộc vào các tính toán chính trị ở Washington. Trong khi đó, Israel vẫn được ưu tiên không lay chuyển với hàng tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ.
Sự mất cân bằng này không chỉ đơn thuần là một sự thay đổi chính sách, mà c̣n báo hiệu một thay đổi căn bản trong cách Mỹ lựa chọn các đối tác chiến lược và xác định vai tṛ của ḿnh trên trường quốc tế.
Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine kèm theo điều kiện
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2022, Ukraine đă dựa vào viện trợ quân sự từ Mỹ để tự vệ. Nhưng dưới thời Tổng thống Trump, sự hỗ trợ này ngày càng trở nên không chắc chắn.
Vài ngày sau một cuộc trao đổi căng thẳng giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Pḥng Bầu dục của Nhà Trắng hôm 28/2, chính quyền Trump đă đột ngột tạm dừng hỗ trợ quân sự và chia sẻ t́nh báo cho Ukraine.
Thực tế cho thấy Washington đă chặn việc chuyển giao xe tăng chiến đấu, tên lửa tầm xa và hệ thống pḥng không vốn đă trên đường đến Ukraine qua Ba Lan.
Quyết định nêu trên được cho là nhằm thúc đẩy Ukraine tham gia đàm phán ḥa b́nh với Liên bang Nga, đă bị nhiều người coi là một sự nhượng bộ trước Moskva (Moscow).
Việc tạm dừng viện trợ quân sự đă khiến Ukraine rơi vào t́nh thế dễ tổn thương vào thời điểm quan trọng, khi các lực lượng Liên bang Nga phát động các cuộc tấn công mới và các cuộc đàm phán ḥa b́nh mong manh đang diễn ra.
Các quan chức Ukraine cảnh báo rằng nếu không có sự hỗ trợ liên tục từ Mỹ, khả năng kháng cự trước các cuộc tiến công tiếp theo của Liên bang Nga sẽ gặp rủi ro nghiêm trọng.
Trong các cuộc đàm phán căng thẳng ở thành phố Jeddah của Saudi Arabi vào ngày 11/3, Ukraine đă đồng ư với đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Mỹ, dẫn đến việc nối lại viện trợ quân sự và chia sẻ t́nh báo với Ukraine.
Tuy nhiên, chính quyền Trump đă làm rơ rằng sự hỗ trợ trong tương lai cho Ukraine sẽ kèm theo các điều kiện.
Nhà Trắng đă đặt điều kiện cho việc tiếp tục viện trợ là Ukraine phải đồng ư với một thỏa thuận khai thác tài nguyên khoáng sản song phương, điều mà Kiev đến nay vẫn từ chối do thiếu các điều khoản về đảm bảo an ninh. Thay vào đó, Mỹ đă gây áp lực buộc Ukraine chấp nhận nhượng bộ lănh thổ và các yêu cầu khác từ Moskva.
Cách tiếp cận này hoàn toàn trái ngược với lập trường của Nhà Trắng đối với Israel, nơi viện trợ được cung cấp mà không có hoặc rất ít điều kiện ràng buộc và theo một lộ tŕnh nhanh chóng.
Viện trợ quân sự của Mỹ cho Israel: Cam kết không lay chuyển
Không giống như Ukraine, Israel không gặp bất kỳ sự gián đoạn nào trong việc nhận viện trợ quân sự từ Mỹ.
Liên minh Mỹ-Israel được bảo đảm bởi Biên bản Ghi nhớ (MoU) với hiệu lực trong mười năm, kư kết vào năm 2016, đảm bảo mỗi năm Mỹ cung cấp ho Israel 3,3 tỷ USD viện trợ quân sự.
Theo báo New York Post, chính quyền Trump thậm chí c̣n tiến xa hơn khi phê duyệt thương vụ vũ khí trị giá 7 tỷ USD cho Israel, bao gồm hàng ngh́n bom dẫn đường chính xác.
Hăng tin AP cho biết thêm đầu tháng này, chính quyền Trump đă phê duyệt một gói vũ khí mới trị giá 3 tỷ USD cho Israel, bao gồm 35.500 quả bom MK 84 nặng 900 kg và 4.000 vũ khí tấn công tầm ngắn FGM-172 SRAW (hay c̣n gọi là “đầu đạn Predator”).
FGM-172 là một loại vũ khí di động cá nhân, ban đầu được sử dụng để hỗ trợ tên lửa chống tăng Javelin. Hiện tại, loại vũ khí này đă được tập đoàn Lockheed-Martin chuyển đổi thành phiên bản nổ mảnh đa dụng, phù hợp để tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau, bao gồm các phương tiện không bọc thép và binh lính.
Khi công bố gói viện trợ nêu trên, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định: “Bằng cách đảo ngược một phần lệnh cấm vận vũ khí của chính quyền Biden, vốn đă sai lầm khi giữ lại một số vũ khí và đạn dược dành cho Israel, Tổng thống Trump đă một lần nữa chứng minh rằng không có đồng minh nào thân cận hơn Israel trong Nhà Trắng”.
Các thỏa thuận viện trợ này nhấn mạnh cam kết không lay chuyển của chính quyền Trump đối với việc đảm bảo ưu thế quân sự của Israel trong khu vực, bất chấp sự phản đối toàn cầu về các cuộc oanh tạc của Israel vào Dải Gaza – nơi mà theo cơ quan y tế Gaza đă khiến hơn 47.000 người Palestine thiệt mạng.
Trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng trước, ông Trump đă công bố kế hoạch cung cấp thêm 12 tỷ USD viện trợ quân sự cho Israel. Ông nhấn mạnh sự ủng hộ tuyệt đối của Mỹ, tuyên bố: “Israel sẽ có mọi thứ họ cần để tự vệ và hơn thế nữa”.
Sự hỗ trợ quân sự mạnh mẽ của Nhà Trắng dành cho Israel hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận thận trọng và có điều kiện đối với Ukraine.
Lư do của sự khác biệt
Sự khác biệt trong viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine và Israel phản ánh cách Washington, đặc biệt là chính quyền Trump, nh́n nhận về các đồng minh này và các cuộc chiến mà họ đang phải đối mặt. Các khác biệt chính tạo nên sự mất cân bằng này bao gồm:
Thứ nhất là ưu tiên chiến lược: Israel là đồng minh lâu năm của Mỹ ở Trung Đông, trong khi mối quan hệ giữa Ukraine và Washington mới hơn và mang tính giao dịch. Sự miễn cưỡng của chính quyền Trump trong việc đối đầu với Liên bang Nga đă góp phần tạo ra sự thiếu nhất quán trong việc hỗ trợ Ukraine.
Thứ hai là nhu cầu chính trị nội bộ: Israel nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ, đảm bảo ḍng viện trợ ổn định. Ngược lại, sự hỗ trợ cho Ukraine ngày càng trở nên chia rẽ theo đường lối đảng phái, với các đồng minh của ông Trump phản đối việc tiếp tục viện trợ.
Thứ ba là xuất phát từ các tính toán ngoại giao: Bằng cách giữ lại viện trợ cho Ukraine trong khi duy tŕ sự ủng hộ không lay chuyển đối với Israel, chính quyền Trump đang báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ – ưu tiên các liên minh ở Trung Đông hơn là các mối quan tâm an ninh ở châu Âu.
Sự mất cân bằng trong hỗ trợ của Mỹ càng trở nên rơ ràng hơn vào tháng trước khi Israel bỏ phiếu chống lại một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc tái khẳng định chủ quyền lănh thổ của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Israel đứng về phía Mỹ, Liên bang Nga và một số quốc gia khác để phản đối nghị quyết do Ukraine đề xuất và được các đồng minh châu Âu ủng hộ.
Sự thay đổi lập trường của Israel nhiều khả năng là một động thái có tính toán để duy tŕ thiện chí với chính quyền Trump và đảm bảo sự hỗ trợ quân sự liên tục từ Mỹ, ngay cả khi điều đó làm tổn hại mối quan hệ với Ukraine và các đối tác khác. Cuộc bỏ phiếu này cũng làm nổi bật cách các liên minh đang thay đổi của Washington tác động đến việc tái định h́nh ngoại giao toàn cầu.
VietBF@sưu tập