Mới đây, chị Lê Thị Thương theo chân bố mẹ chồng Trung Quốc đến tham quan viện dưỡng lăo hàng đầu tại Thượng Hải. Để có pḥng ở đây, ông bà phải chi tiền đặt cọc 10 tỷ đồng.
Đặt cọc 10 tỷ đồng để giữ pḥng
Hơn 10 năm trước, chị Lê Thị Thương (SN 1993, quê Hải Dương) sang Thượng Hải, Trung Quốc du học. Tại đây, chị yêu và kết hôn với một giảng viên người Thượng Hải.
Những năm qua, chị Thương trải nghiệm nhiều điều thú vị của đời sống thị dân ở thành phố xa hoa bậc nhất Trung Quốc. Chị thường chia sẻ về cuộc sống nơi xứ người trên trang cá nhân.

Cô gái Hải Dương làm dâu ở Thượng Hải
Mới đây, chị đăng tải một video dài hơn 10 phút với nội dung đưa bố mẹ chồng vào sống ở viện dưỡng lăo. Chỉ sau 1 ngày, video thu hút hơn 1 triệu lượt xem và hàng ngh́n lượt thảo luận.
Trước sức hút bất ngờ của video, chị Thương cho biết: “Ngày 16/3, cả nhà tôi cùng bố mẹ chồng đến một viện dưỡng lăo ở Thượng Hải để đặt cọc và chọn pḥng.
Trước đó, bố mẹ chồng tôi đến đây nhiều lần để t́m hiểu và đặt pḥng. Tuy nhiên, viện không c̣n pḥng trống, cả hai đành phải ra về.
Lần này, ông bà mang theo hơn 2,8 triệu NDT (khoảng 10 tỷ đồng) để được ưu tiên đặt pḥng. May mắn, ông bà chọn được căn pḥng tạm ưng ư ở viện dưỡng lăo”.
Chị Thương cho biết, viện dưỡng lăo nơi bố mẹ chồng chị đến nằm trong top 10 viện dưỡng lăo cao cấp tại Thượng Hải. Nếu muốn vào viện này sống, khách hàng cần chuẩn bị một số tiền khá lớn, ít nhất phải cọc trên 7 tỷ đồng.

Viện dưỡng lăo ở Thượng Hải như khách sạn 5 sao
Trường hợp muốn lấy số nhanh hơn, khách hàng phải cọc khoảng 10 tỷ đồng trở lên.
Khoản tiền cọc này sẽ được trả lại khi khách hàng qua đời hoặc kết thúc hợp đồng. Hàng tháng, khách hàng phải trả thêm chi phí thuê pḥng, tiền ăn uống, chăm sóc…
Căn pḥng bố mẹ chồng chị Thương muốn ở (bên trái) và pḥng ở tạm hiện tại
Ban đầu, bố mẹ chồng chị muốn ở pḥng có diện tích 120m² nhưng viện không c̣n chỗ nên phải chờ thêm 1 - 2 năm.
Hiện tại, ông bà ở tạm pḥng đôi rộng khoảng 50m² dành cho vợ chồng ở tầng 22. Pḥng này c̣n có gian bếp nhỏ để các cụ tự nấu ăn nếu không thích ăn ngoài.
Ngoài đặt cọc, hai cụ c̣n chi khoảng 70 triệu đồng/tháng cho các loại phí khác.
Vợ chồng chị Thương cùng con gái nhỏ theo ông bà đến xem viện dưỡng lăo
Bố mẹ chồng thích vào viện dưỡng lăo
Viện dưỡng lăo này thuộc quản lư của tư nhân, có nhiều chi nhánh ở Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu thay đổi chỗ ở của các cụ.
“Thời tiết ở Thượng Hải lạnh ẩm, mùa đông nhiệt độ xuống thấp, không phù hợp với người già. V́ vậy, các cụ có nhu cầu chuyển đến thành phố khác ấm áp hoặc cảnh sắc đẹp hơn.
Khi muốn chuyển chỗ ở, các cụ báo với quản lư th́ sẽ được sắp xếp đến các chi nhánh khác”, chị Thương cho biết.
Chị Thương không thể tin viện dưỡng lăo lại có chất lượng như khách sạn 5 sao như vậy. Điều kiện vật chất, dịch vụ rất tốt và chu đáo.
Sảnh chính của viện rộng răi, thường xuyên phục vụ các chương tŕnh nghệ thuật khác nhau.
Viện dưỡng lăo mà bố mẹ chồng chị Thương chọn thuộc top đầu ở Thượng Hải
Viện có 4 khu nhà ăn, phục vụ các món Trung, châu Âu... theo kiểu tự chọn hoặc phần ăn.
Viện c̣n có pḥng yoga, pḥng tập gym, hồ bơi, spa… với huấn luyện viên chuyên nghiệp. Nhân viên của viện tổ chức nhiều hoạt động ư nghĩa, mời gọi các cụ tham gia như: Trồng cây, viết thư pháp, nghiên cứu khoa học…
Các cụ có thể học múa, đàn, hí kịch… trong khuôn viên của viện dưỡng lăo.
Chị Thương chia sẻ: “Chi phí cao đi kèm với dịch vụ tốt. Quản gia theo sát các cụ 24/24h, nhân viên y tế túc trực thường xuyên…
Viện dưỡng lăo c̣n có siêu thị, bệnh viện, pḥng hát karaoke, tiệm trà… Một khuôn viên rộng lớn, phục vụ đầy đủ các hạng mục thiết yếu cho người cao tuổi”.
Vợ chồng chị Thương không e ngại điều tiếng khi chia sẻ việc đưa bố mẹ chồng vào sống ở viện dưỡng lăo.
Chị cho biết, đa số người cao tuổi ở Thượng Hải chọn vào viện dưỡng lăo thay v́ sống chung với con cháu. V́ vậy, mọi người không quan tâm và càng không có chuyện lời ong tiếng ve.
Bố mẹ chồng chị Thương tự chi trả các khoản phí sống ở viện dưỡng lăo. Họ có lương hưu rất cao và sở hữu nhiều bất động sản.
“Năm nay, bố chồng tôi 76 tuổi, c̣n mẹ chồng 74 tuổi. Ông bà dự định vào viện dưỡng lăo từ năm ngoái nhưng lúc đó chưa có pḥng.
Ông bà chọn vào viện để tận hưởng cuộc sống đầy đủ tiện ích, lành mạnh. Chúng tôi ủng hộ quyết định của ông bà.
Điều đó tốt hơn việc hai người già ở nhà chờ đợi con cháu trở về sau giờ học, giờ làm”, chị Thương bày tỏ quan điểm.
VietBF@ sưu tập