Cuộc họp tiếp theo của Hội đồng châu Âu, hay c̣n gọi là Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong các ngày 20 - 21/3 với trọng tâm là một loạt các vấn đề lớn, từ t́nh h́nh Ukraine, Trung Đông, quốc pḥng châu Âu, đến năng lực cạnh tranh, vấn đề di cư và xác định chính sách đối ngoại.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tới thăm khu vực huấn luyện binh sĩ tại Đức.
Những nội dung đầy tham vọng này cho thấy bức tranh tổng quan về các ưu tiên của EU trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động hiện nay.
Thỏa thuận ngừng bắn một phần sau cuộc gọi ngày 18/3 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, dù không được như kỳ vọng ban đầu, nhưng cũng đem lại cho châu Âu khoảng thời gian cần thiết để đánh giá lại những diễn biến gần đây và xác định những điều cần làm để hướng tới một thỏa thuận ḥa b́nh lâu dài cho Ukraine.
Trong bối cảnh c̣n tồn tại một số bất đồng trong nội bộ liên quan đến việc duy tŕ viện trợ cho Ukraine, hội nghị tiếp tục là phép thử để châu Âu thể hiện sự đoàn kết kiên định và không suy chuyển đối với Ukraine.
Xâu chuỗi những phát ngôn, tuyên bố của các nhà lănh đạo EU thời gian qua cho thấy châu Âu sẽ không chấp nhận một nền ḥa b́nh thông qua những điều kiện bất b́nh đẳng và nhất là sự vắng mặt của cả Ukraine lẫn châu Âu trên các bàn đàm phán có liên quan trực tiếp tới an ninh và lợi ích chung.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa cũng như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Layen nhiều lần nhấn mạnh rằng Ukraine và châu Âu phải là một bên tham gia đàm phán và nền ḥa b́nh phải đạt được thông qua sức mạnh. Để đạt được điều này, Ukraine phải ở vị thế mạnh nhất có thể trước, trong và sau các cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh.
Ba năm kể từ khi xung đột nổ ra, EU vẫn kiên định đoàn kết và hỗ trợ Ukraine. Cho đến nay, Brussels đă cung cấp 138,2 tỷ euro cho Kiev, bao gồm 49,3 tỷ euro hỗ trợ quân sự. Về hỗ trợ tài chính, năm 2025, EU sẽ đóng góp 30,6 tỷ euro cho Ukraine, bao gồm cả nguồn tài trợ từ Quỹ Ukraine và khoản vay từ doanh thu đặc biệt của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7).
Tại hội nghị, các nhà lănh đạo cũng thảo luận về việc phân bộ khoản hỗ trợ quân sự trị giá 40 tỷ euro cho Ukraine, với mục đích đưa Ukraine vào vị thế đàm phán tốt nhất có thể.
Châu Âu đang trải qua sự xáo trộn lớn nhất về an ninh kể từ Chiến tranh Lạnh. Cuộc chiến tại Ukraine và những thay đổi trong chiến lược của Mỹ đang thức tỉnh EU mạnh mẽ. Tại hội nghị, các nhà lănh đạo t́m lời giải cho một loạt những câu hỏi hiện sinh: Liệu những nỗ lực của EU về đầu tư quốc pḥng và mua sắm để nâng cao năng lực có đủ để xoa dịu Tổng thống Trump và sự hoài nghi liên tục của ông về vấn đề bảo đảm an ninh của Mỹ đối với "Lục địa Già" hay không? Trong trường hợp không có sự bảo đảm an ninh này của Mỹ, liệu người châu Âu có thể tự bảo vệ ḿnh và duy tŕ đoàn kết hay không?
Cho đến nay, các nhà lănh đạo EU dường như vẫn đang tŕ hoăn mọi câu trả lời táo bạo cho câu hỏi tế nhị về sự bảo đảm an ninh không chắc chắn từ Mỹ. Thay vào đó, họ quyết định tập trung vào việc thúc đẩy đầu tư quốc pḥng và năng lực quân sự thông thường, mặc dù Pháp dường như sẵn sàng thảo luận về khả năng răn đe hạt nhân ở châu Âu.
Tại cuộc họp gần đây nhất của Hội đồng châu Âu, các nhà lănh đạo đă thông qua Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, cho phép các quốc gia thành viên có nhiều không gian tài chính hơn để tăng chi tiêu quốc pḥng mà không vi phạm quy tŕnh thâm hụt quá mức.
Ngoài ra, các nhà lănh đạo cũng phải xác định một loạt các lĩnh vực ưu tiên để hành động ở cấp độ EU và hoàn toàn thống nhất với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm việc nâng cao hệ thống pḥng không và pḥng thủ tên lửa, hệ thống pháo binh, tăng cường tên lửa và đạn dược, thúc đẩy nghiên cứu, cải tiến máy bay không người lái và hệ thống chống máy bay không người lái. Bên cạnh đó, các yếu tố hỗ trợ chiến lược, khả năng cơ động của quân đội cũng như trí tuệ nhân tạo, chiến tranh mạng và điện tử cũng sẽ được đề cập đến.
Trên mặt trận kinh tế, EU cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, từ căng thẳng thương mại với Trung Quốc, đến cuộc chiến thuế quan do Mỹ phát động thời gian qua. Thực trạng này khiến EU cần tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao tính tự chủ chiến lược cởi mở và khả năng phục hồi của châu Âu để duy tŕ sự thịnh vượng và vị thế dẫn đầu toàn cầu của ḿnh.
Trước thềm hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa nhấn mạnh: “Sự hỗ trợ liên tục của chúng tôi đối với Ukraine, nhu cầu đầu tư vào quốc pḥng và khả năng cạnh tranh của chúng tôi có mối liên kết chặt chẽ với nhau”. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh sẽ tiếp tục là trọng tâm trong chương tŕnh nghị sự kinh tế của các nhà lănh đạo EU, với các nỗ lực cắt giảm thủ tục hành chính và cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, châu Âu cũng không thể hoàn toàn đứng ngoài các diễn biến tại Trung Đông.
Vào giữa tháng lễ Ramadan linh thiêng, t́nh h́nh ở Trung Đông vẫn không hề yên b́nh với một loạt các điểm nóng và các cuộc xung đột leo thang. EU nhiều lần bày tỏ sự lo ngại về t́nh trạng leo thang quân sự mạnh mẽ ở Trung Đông và rủi ro mà điều này gây ra cho toàn bộ khu vực. Tại hội nghị lần này, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ EU cố gắng đạt được thỏa thuận về cách tiếp cận thống nhất của châu Âu đối với t́nh h́nh.
Trong bối cảnh đối mặt với một loạt những thách thức và xáo trộn về an ninh cũng như kinh tế được cho là lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, những quyết định được các nhà lănh đạo EU đưa ra tại hội nghị được dự báo góp phần giúp h́nh dung về triển vọng kết thúc cuộc xung đột, cũng như khả năng định h́nh cục diện thế giới trong thời gian tới.
Hơn lúc nào hết, EU phải đánh giá lại cơ bản các trụ cột an ninh của chính ḿnh và khả năng ứng phó với môi trường chiến lược mới, khi mức độ tin cậy đối với đồng minh chính ngày càng giảm sút. EU có lẽ đă nhận ra rằng không thể tiếp tục phụ thuộc vào các quốc gia khác trong việc đảm bảo an ninh và ổn định kinh tế mà cần chuẩn bị các bước đi quyết đoán để tự đứng vững. Và khi đó, tham vọng “Châu Âu trước tiên” sẽ trở thành phương châm hành động.
VietBF@sưu tập