Trong Thế chiến 2, xe tăng T-34 là vũ khí biểu tượng của Hồng quân Liên Xô. Nhưng tám mươi năm sau, xe tăng này chỉ c̣n là một hiện vật trong viện bảo tàng.
Nga đă chứng kiến những tổn thất đáng kể trong cuộc xung đột kéo dài tṛn 3 năm ở Ukraine. Phía Ukraine tuyên bố rằng, Nga đă mất số lượng xe tăng nhiều gấp đôi trong cuộc xung đột đang diễn ra so với trận Stalingrad khét tiếng. Trận Stalingrad kéo dài hơn sáu tháng, được đánh giá là trận chiến đẫm máu nhất trong Thế chiến 2 và là trường hợp chiến tranh đô thị lớn nhất trong lịch sử quân sự. Liên Xô đă mất khoảng 4.300 xe tăng trong trận đánh này.
Trong khi đó, Bộ Quốc pḥng Ukraine báo cáo rằng, Nga có thể đă mất tới 10.000 xe tăng bị kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022. "Một cột mốc mới, 10.000 xe tăng Nga đă bị phá hủy kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột toàn diện. Ukraine vẫn tiếp tục đứng vững!", Bộ Quốc pḥng Ukraine viết trong một bài đăng trên X.
Số liệu của Kiev chưa được xác minh độc lập, nhưng các nhà phân tích và các nhà quan sát phương Tây khác nh́n chung đều đồng ư với số liệu này. Ngay cả khi con số mà Ukraine đưa ra là không chính xác, th́ vẫn có thể chắc chắn rằng Nga đă mất hàng ngh́n xe tăng và có thể tương đương với tổn thất tại Stalingrad.
Cố vấn quân sự Anh Joby Rimmer đă viết trong báo cáo, gửi Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) vào đầu tháng này rằng: "Theo báo cáo, Nga hiện đă mất hơn 3.700 xe tăng chiến đấu chủ lực, hơn 8.000 xe bọc thép và 1.800 khẩu pháo".
Sự xuất hiện bất ngờ của T-34
Theo Newsweek, các báo cáo gần đây cho thấy một xe tăng hạng trung T-34 do Liên Xô sản xuất đă được phát hiện trên một chiếc xe tải vận chuyển ở Nga. Một video được chia sẻ rộng răi trên X cho thấy chiếc xe tăng ở phía sau một chiếc xe tải sàn phẳng. Một số b́nh luận cho rằng Nga đă cạn xe tăng đến mức phải huy động T-34 ra trận.
Điều đó thật đáng chú ư, v́ chiếc xe tăng huyền thoại của Hồng quân đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc hỗ trợ bao vây Quân đội Đức ở Stalingrad và trong Trận chiến Kursk vào mùa hè năm 1943.
Nhưng 80 năm sau, T-34 chỉ c̣n là một hiện vật bảo tàng. Rất khó có khả năng xe tăng này sẽ tham gia chiến đấu trên chiến trường Ukraine. Tham gia trận chiến bằng xe tăng thời Thế chiến 2 chống lại vũ khí hiện đại sẽ là hành động "tự sát" thực sự.
Biểu tượng để tuyên truyền
Có một số lời giải thích khác cho sự xuất hiện đột ngột của T-34. Trước khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022, mối quan hệ giữa Moskva với phương Tây đă xấu đi rất nhiều, điều này thúc đẩy Điện Kremlin phải nỗ lực để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga và t́nh cảm ủng hộ quân đội. Phần lớn nỗ lực này tập trung vào việc quảng bá h́nh ảnh của Hồng quân trong Thế chiến 2. Do đó, Nga đă cố gắng hết sức để có được những chiếc T-34 cổ điển, bao gồm cả việc mua 30 chiếc đă bị cho loại biên từ Lào vào năm 2019.
Trước đó, Moskva đă đưa cả những chiếc T-62 cũ kỹ và thậm chí cả xe tăng ḍng T-54/55 để phục vụ và triển khai trên chiến trường Ukraine. C̣n những chiếc T-34 đă được mua cho các mục đích khác, bao gồm cả việc sử dụng trong các cuộc duyệt binh, đáng chú ư nhất là Cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng hàng năm vào tháng 5, cũng như để trưng bày tại các bảo tàng và sử dụng trong phim ảnh và các chương tŕnh truyền h́nh.
Trong hai cuộc Diễu hành Ngày Chiến thắng năm 2023 và 2024 tại Moskva, v́ chỉ có một chiếc T-34 duy nhất xuất hiện trong cuộc duyệt binh đă khiến Điện Kremlin nhận được không ít sự chế giễu. Do đó, rất có thể chiếc xe tăng được nh́n thấy trên xe tải sàn phẳng lần này có thể là chiếc xe tăng đó. Hoặc có lẽ Nga đang cố gắng đảm bảo rằng trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ vào tháng 5 tới, sẽ có nhiều T-34 hơn chứ không phải là một chiếc như mọi khi.
V́ vậy các chuyên gia cho rằng, video gần đây được chia sẻ trực tuyến có thể là một trường hợp tuyên truyền thông tin sai lệch của Ukraine, nhằm hạ thấp uy tín của Quân đội Nga, cho rằng phía Nga đă hết xe tăng và phải dùng đến T-34 để chiến đấu.
VietBF@ Sưu tập