Mối quan hệ Nga - Anh trở nên căng thẳng sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine.
Hai nhà ngoại giao Anh bị trục xuất v́ tranh căi liên quan tới các hoạt động gián điệp. Cơ quan t́nh báo nước ngoài của Nga gay gắt gọi Anh là "hiếu chiến".
Reuters đánh giá, trong khi Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, t́m cách thiết lập lại quan hệ với Moscow và làm trung gian ḥa giải giữa Nga và Ukraine th́ Anh lại được coi là đối thủ công khai số một của Nga.
Moscow chỉ trích Anh một cách nghiêm trọng, nước này cũng chỉ trích Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người coi kho vũ khí hạt nhân của Pháp là sự phản đối trước mối đe dọa từ Nga và điều này khiến Điện Kremlin tức giận.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine năm 2022 đă trở thành cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến 2. Chiến dịch quân sự đă khiến hàng trăm ngh́n người thiệt mạng và bị thương, hàng triệu người khác phải di dời và gây ra cuộc đối đầu gay gắt nhất giữa Moscow và phương Tây trong nhiều thập kỷ.
Hầu hết trong khoảng thời gian chiến dịch này diễn ra, Nga đă chỉ trích Washington v́ vai tṛ cung cấp viện trợ cho Kiev. Tuy nhiên khi ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, điều này đă thay đổi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Anh nổi lên là "đối thủ số một"
Ba quan chức Nga giấu tên nói với Reuters, Anh hiện được coi là đối thủ chính của Moscow. Một người tức giận cho rằng London đang "kích động hỗn loạn" ở Ukraine. Người khác lại mô tả Anh là động lực thúc đẩy phương Tây phản đối Nga.
Tháng này, Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu về việc đưa quân đội Anh vào hoạt động trên bộ và đưa máy bay hoạt động trên không tại Ukraine như một phần của lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh tiềm năng và điều này đă khiến các chính trị gia cấp cao của Nga tức giận.
Ông Keir Starmer cũng tổ chức cuộc họp "liên minh những nước tự nguyện" và vận động trực tiếp qua điện thoại để ông Trump ủng hộ Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov chỉ trích ông Starmer là người gây căng thẳng ngay tại thời điểm ông Trump đang cố gắng xoa dịu t́nh h́nh.
Các vụ trục xuất trả đũa ngoại giao đă làm giảm số lượng nhân viên tại đại sứ quán Anh đi ít nhất 10 người kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bắt đầu. Cả Nga và Anh đều không có tùy viên quốc pḥng ở các đại sứ quán.
Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm 10/3 cáo buộc một nhà ngoại giao Anh và người thân của một nhà ngoại giao khác v́ tội gián điệp và trục xuất họ. London gọi đây là những cáo buộc vô căn cứ.
Anh đă triệu tập đại sứ Nga tại London vào hôm 13/3 và trục xuất một nhà ngoại giao Nga cùng người thân để trả đũa.
Bộ Ngoại giao Anh cho biết trong một tuyên bố hôm 13/3 rằng: "Rơ ràng là nước Nga đang tích cực t́m cách đẩy Đại sứ quán Anh tại Moscow đến bờ vực phải đóng cửa."
Bộ Ngoại giao Nga không trả lời yêu cầu b́nh luận về vụ việc.
Khi được hỏi về thái độ của Nga đối với London, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ sẽ không quan tâm đến "mọi tuyên bố vô căn cứ" do Moscow đưa ra.
Anh cũng là quốc gia cung cấp chương tŕnh đào tạo và viện trợ tài chính cho quân đội Ukraine. Đây là nước đầu tiên cung cấp xe tăng chủ lực do phương Tây sản xuất cho Kiev và là quốc gia đầu tiên cung cấp tên lửa hành tŕnh tầm xa vào thời điểm các quốc gia phương Tây khác vẫn c̣n đang do dự.
Điều này khiến Nga vô cùng tức giận.
"Nếu hôm nay Anh tấn công lănh thổ của chúng tôi bằng tên lửa từ Ukraine, tôi sẽ coi đây là lư do chính để Anh không c̣n tồn tại nữa," Andrei Gurulyov, một nhà lập pháp ủng hộ ông Putin và cựu chỉ huy quân đội, phát biểu trên truyền h́nh nhà nước Nga vào tháng 1.
Tổng thống Nga Putin cũng cáo buộc rằng cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đă thuyết phục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy từ bỏ thỏa thuận ḥa b́nh tiềm năng vào năm 2022, đây là lời khẳng định mà cả ông Johnson và ông Zelensky đều bác bỏ.
VietBF@ Sưu tập