Thứ mà cha mẹ cất giữ trong ḷng không chỉ là sự cô đơn, mà c̣n ẩn giấu nhiều nỗi niềm khác.
Có câu: “Cha mẹ c̣n, cuộc đời vẫn c̣n nơi để ta đến; cha mẹ mất, đời này chỉ c̣n lại lối về.”
Khi cha mẹ bước qua tuổi 60, con cái lẽ ra phải là chỗ dựa của cha mẹ. Nhưng công việc bận rộn, cuộc sống hối hả, biết bao lo toan muộn phiền khiến nhiều người không thể dứt ra để quan tâm cha mẹ đúng cách.
Người làm cha mẹ đă trải qua đủ các giai đoạn, các cung bậc cảm xúc mà con cái đang trải qua. Họ hiểu thấu những khó khăn, vất vả và áp lực trên vai con ḿnh. Do đó, họ rất ít khi than phiền cho bản thân. Thứ mà cha mẹ cất giữ trong ḷng không chỉ là sự cô đơn, mà c̣n ẩn giấu nhiều nỗi niềm khác.
Tuy nhiên, dù giàu hay nghèo, con cái nhất định phải hiểu được 3 thứ mà cha mẹ cần nhất khi về già.
1. Cần sự đồng hành
Người xưa có câu: “Trăm nết thiện, hiếu đứng đầu.”
Tuy nhiên, hiếu thảo không chỉ thể hiện ở tấm ḷng, mà c̣n phải thể hiện qua hành động.
Người con thực sự hiếu thuận sẽ không chỉ chụp vài tấm ảnh cùng cha mẹ rồi đăng lên mạng xă hội để thể hiện, mà sẽ dành thời gian thực sự bên họ.
Bài Du tử ngâm của Mạnh Giao (Trung Quốc) có câu: “Thùy ngôn thốn thảo tâm, báo đắc tam xuân huy” (Tạm dịch: Ai nói rằng cái ḷng của tấc cỏ, mà báo đáp được ánh sáng của ba tháng mùa xuân).
Ở đây, từ tam xuân (ba xuân) thường được dùng với nghĩa chỉ cha mẹ. Trong ánh nắng xuân ấy, sự đồng hành chính là tia sáng ấm áp nhất.
Ông Trương, năm nay tṛn 60 tuổi. Vào ngày sinh nhật ông, các con ông đăng đầy ảnh chúc mừng sinh nhật lên mạng. Nhưng thực tế, hôm đó ai cũng bận việc riêng, không ai ở bên cạnh ông. Ông cười khi khoe ảnh với người khác, nhưng nỗi cô đơn trong ḷng chỉ ḿnh ông hiểu.
Thời gian là công bằng với tất cả. Con cái sẵn sàng dành thời gian cho cha mẹ mới thực sự có cha mẹ trong ḷng. Người già không thiếu vật chất, họ chỉ mong con cái về thăm, cùng ngồi tṛ chuyện, nhưng có lẽ với nhiều người, điều tưởng chừng đơn giản ấy lại là một điều xa xỉ.
2. Cần hành động quan tâm
Cổ nhân dạy: “Học từ sách vở cuối cùng cũng chỉ là lư thuyết, muốn hiểu thấu phải tự ḿnh thực hành.”
Hiếu thảo không thể chỉ là lời nói suông, mà cần có hành động thực tế. Những người con chỉ biết nói: “Bố mẹ cần ǵ cứ bảo con”, nhưng chưa bao giờ chủ động quan tâm đến cuộc sống của cha mẹ cần ǵ.
Bà Lư sức khỏe yếu, cần đi bệnh viện kiểm tra định kỳ. Con gái bà mỗi lần gọi điện đều nói những lời quan tâm ngọt ngào, nhưng đến lúc cần đưa mẹ đi khám th́ viện cớ bận công việc, không có thời gian. Cuối cùng, bà Lư lúc nào cũng tự ḿnh lặn lội đến bệnh viện, một ḿnh xếp hàng thăm khám, lo liệu thủ tục.
Hiếu thảo không phải là những lời hứa suông, mà là sự chăm sóc khi cha mẹ đau ốm, là sự quan tâm từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống.
Người già càng lớn tuổi, sức khỏe càng giảm sút, lúc này, hành động thực tế của con cái quan trọng hơn bất kỳ lời nói nào.
3. Cần sự độc lập tài chính
Có câu tục ngữ: “Có tiền, ma quỷ cũng chịu sai khiến; không tiền, đến quỷ cũng không mở cửa.”
Trước lợi ích, nhiều người con bộc lộ bản chất thật của ḿnh. B́nh thường chẳng đoái hoài đến cha mẹ, nhưng khi nhắc đến tài sản, bỗng dưng lại quan tâm đặc biệt.
Ông Vương có một khoản lương hưu và một căn nhà. B́nh thường, con trai ông rất ít khi về thăm. Nhưng khi nghe tin ông Vương đang suy nghĩ về việc chia tài sản, anh ta bỗng nhiên siêng năng về nhà, lúc nào cũng tỏ ra hiếu thảo.
Hành động này khiến ông Vương cảm thấy rất chua xót. Tuy hiểu điều đó, nhưng nếu con gặp khó khăn về tài chính, ông lại chẳng bao giờ xét nét mà sẵn sàng giúp đỡ hết sức có thể.
Khi con cái phải đối mặt với sự vất vả của cuộc đời, lỡ gặp chuyện không may, cuộc sống kém thuận lợi, đó đều là những lúc cha mẹ đau đớn và lo lắng nhất. Có đôi khi, họ hàng, bạn bè cười nhạo, gây trở ngại cho bạn, duy chỉ có cha mẹ vẫn dành t́nh yêu thương cho con cái vô điều kiện.
Dù ở thời điểm nào, t́nh yêu thương của cha mẹ đối với con cái là vô điều kiện, không thể nào báo đáp được. Chính v́ thế nên họ mới luôn nghĩ đến con cái, đôi khi sợ con lo lắng, phiền ḷng mà không muốn nói ra những cảm nhận của bản thân.
VietBF@ Sưu tập