Lip-Bu Tan có thể không phải là cái tên quen thuộc với công chúng, nhưng trong ngành công nghiệp bán dẫn, ông là một trong những nhà lănh đạo có ảnh hưởng nhất, theo Reuters.
Vừa được bổ nhiệm làm CEO của Intel, Tan đứng trước thử thách lớn: vực dậy một công ty đă từng thống trị ngành chip nhưng nay đang chật vật trong cuộc đua công nghệ.
Với kinh nghiệm dày dạn và mạng lưới quan hệ rộng khắp trong giới công nghệ, ông Tan có cơ hội để xoay chuyển t́nh thế, đưa Intel trở lại vị thế dẫn đầu. Tuy nhiên, hành tŕnh này không hề dễ dàng, nhất là khi ngành công nghiệp bán dẫn đang biến đổi nhanh chóng với sự trỗi dậy của các đối thủ như Nvidia, AMD và TSMC.
CEO mới của Intel, ông Lip-Bu Tan - Ảnh: Reuters
Hiểu rơ cuộc chơi
Sinh ra ở Malaysia, lớn lên tại Singapore và hiện là công dân Mỹ, Tan đă theo học kỹ thuật hạt nhân tại MIT trước khi chuyển đến California để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Ông thành lập Walden International vào năm 1987 - một công ty đầu tư mạo hiểm chuyên rót vốn vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Chính tư duy mạo hiểm và tầm nh́n sắc bén đă giúp Tan nhanh chóng trở thành một nhân vật quan trọng trong ngành.
Dưới sự lănh đạo của Tan, Cadence Design Systems, một công ty phần mềm thiết kế chip, đă chuyển ḿnh mạnh mẽ. Từ năm 2009 đến 2021, ông đă giúp Cadence hợp tác chặt chẽ với TSMC, đưa công ty trở thành đối tác quan trọng trong ngành. Cổ phiếu của Cadence tăng 3.200% trong thời gian ông điều hành, và công ty này trở thành nền tảng thiết kế chip cho các gă khổng lồ như Apple, Amazon và Google.
Không chỉ vậy, Tan c̣n là nhà đầu tư chiến lược vào nhiều công ty khởi nghiệp đầy tiềm năng. Ông từng đầu tư vào Annapurna Labs, công ty sau này được Amazon mua lại với giá 370 triệu USD để phát triển bộ phận chip nội bộ. Ông cũng đặt cược vào Nuvia, một startup được Qualcomm mua lại với giá 1,4 tỉ USD nhằm cạnh tranh trực tiếp với Intel trên thị trường chip PC.
Đưa Intel trở lại đường đua
Việc bổ nhiệm Tan diễn ra sau khi Intel sa thải CEO Pat Gelsinger, người từng có những kế hoạch táo bạo nhưng khiến các nhà đầu tư mất niềm tin. Cổ phiếu Intel đă giảm 60% trong năm 2024, và công ty đang gặp khó khăn trong việc tận dụng cơn sốt chip AI, lĩnh vực mà Nvidia đang thống trị.
Ông Tan nhậm chức vào thời điểm Intel đang thực hiện một trong những cuộc cải tổ lớn nhất trong lịch sử. Công ty này không chỉ muốn giành lại vị thế trên thị trường chip máy tính mà c̣n đặt cược vào mảng sản xuất chip theo hợp đồng, một lĩnh vực mà TSMC và Samsung đang dẫn đầu.
"Chúng ta sẽ nỗ lực hết ḿnh để khôi phục vị thế của Intel như một công ty sản phẩm đẳng cấp thế giới, khẳng định ḿnh là một xưởng đúc chip hàng đầu và phục vụ khách hàng tốt hơn bao giờ hết", ông Tan viết trong thư gửi nhân viên Intel.
Nhà phân tích Jack Gold nhận định: "Tan có thể tận dụng kinh nghiệm và các mối quan hệ trong ngành để đưa Intel trở lại quỹ đạo. Điều quan trọng là hội đồng quản trị phải cho ông ấy đủ không gian để thực hiện những thay đổi cần thiết".
Thách thức trước mắt
Một trong những câu hỏi lớn nhất đối với Tan là liệu ông có giữ nguyên cấu trúc của Intel hay sẽ tách rời mảng sản xuất và thiết kế chip - điều mà nhiều nhà đầu tư đang đề xuất.
Trong những tháng gần đây, có tin đồn rằng Broadcom đang xem xét mua lại bộ phận thiết kế chip của Intel, trong khi TSMC đă tiếp cận một số khách hàng lớn của Intel để thành lập một liên doanh nhằm vận hành các nhà máy của hăng này.
Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đă yêu cầu TSMC tham gia vào nỗ lực hồi sinh Intel. Điều này phản ánh tầm quan trọng chiến lược của Intel đối với Mỹ, nhất là trong bối cảnh chính quyền Trump đang thúc đẩy sản xuất chip nội địa và xem xét áp thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ châu Á.
Mặc dù ông Trump chưa b́nh luận trực tiếp về Intel, ông từng tuyên bố rằng Mỹ đă mất lợi thế trong lĩnh vực sản xuất chip vào tay châu Á, đặc biệt là Đài Loan. TSMC gần đây cũng đă công bố kế hoạch đầu tư 100 tỉ USD vào Mỹ để mở rộng sản xuất chip, làm dấy lên những đồn đoán về khả năng công ty này có thể đóng vai tṛ quan trọng trong tương lai của Intel.
Tín hiệu tích cực
Ngay sau khi Intel công bố bổ nhiệm Tan, cổ phiếu công ty đă tăng 12% trong phiên giao dịch mở rộng, phản ánh sự kỳ vọng của các nhà đầu tư. Nhà phân tích Anshel Sag từ Moor Insights & Strategy nhận định: "Tan mang lại sự ổn định và kinh nghiệm cho một vai tṛ đ̣i hỏi tầm nh́n dài hạn. Ông ấy hiểu rơ cả thiết kế sản phẩm và sản xuất chip, điều mà Intel đang rất cần".
Dù vậy, không ai kỳ vọng vào một sự thay đổi nhanh chóng. Việc đưa Intel trở lại quỹ đạo sẽ cần nhiều năm, đ̣i hỏi sự kiên nhẫn từ các nhà đầu tư và một chiến lược rơ ràng từ ban lănh đạo.
Ông Tan từng có kinh nghiệm hồi sinh các công ty công nghệ và giúp đỡ những startup đầy tiềm năng vươn lên dẫn đầu. Nhưng lần này, thử thách của ông lớn hơn rất nhiều - đưa một gă khổng lồ đang lao đao trở lại vị thế thống trị.
Với tầm nh́n chiến lược, mạng lưới quan hệ rộng răi và kinh nghiệm trong cả lĩnh vực đầu tư lẫn điều hành, Tan có thể là nhân vật phù hợp để lănh đạo Intel trong giai đoạn đầy biến động này. Tuy nhiên, để thành công, ông Tan sẽ phải đưa ra những quyết định táo bạo và có thể đối mặt với những thay đổi lớn về cấu trúc doanh nghiệp.