Celine Dion không phải là nghệ sĩ duy nhất phản đối việc sử dụng AI trong âm nhạc. Trong năm qua, nhiều nhạc sĩ đă bày tỏ sự quan ngại về việc AI có thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Mới đây, ca sĩ Celine Dion đă lên tiếng cảnh báo người hâm mộ về các bài hát giả mạo sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang lan truyền trên mạng. Trong một tuyên bố được đăng tải trên Instagram vào ngày 7/3, đại diện của Celine Dion khẳng định: “Chúng tôi phát hiện có một số bản nhạc không chính thức, được tạo ra bằng AI, đang lan truyền trên mạng và các nền tảng cung cấp dịch vụ nhạc số. Những bản nhạc này sử dụng giọng hát, tên tuổi và h́nh ảnh của Celine Dion một cách trái phép".
Phía đại diện của Celine Dion cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi khẳng định, những bản ghi âm này hoàn toàn giả mạo, không được phê duyệt và không thuộc danh mục âm nhạc chính thức của cô ấy". Dù phía nữ ca sĩ không chỉ đích danh bất kỳ bài hát nào, nhưng gần đây, một bản cover bằng AI với giọng hát của Celine Dion thể hiện ca khúc nhạc phúc âm “Heal Me Lord” đă xuất hiện trên YouTube và thu hút hơn một triệu lượt xem.
Celine Dion không phải là nghệ sĩ duy nhất phản đối việc sử dụng AI trong âm nhạc. Trong năm qua, nhiều nhạc sĩ đă bày tỏ sự quan ngại về việc AI có thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của họ. Đặc biệt tại Anh, một đề xuất sửa đổi luật bản quyền đang gây tranh căi khi cho phép các nhà phát triển AI khai thác dữ liệu từ các nội dung sáng tạo trên Internet để phát triển mô h́nh của họ.

Celine Dion không phải là nghệ sĩ duy nhất phản đối việc sử dụng AI trong âm nhạc. Ảnh: Page Six.
Theo đề xuất này, các nghệ sĩ có quyền “từ chối” việc bị AI sử dụng nội dung của họ, nhưng nhiều người cho rằng điều này là không khả thi. Một cá nhân khó có thể gửi yêu cầu đến hàng ngh́n nhà cung cấp AI khác nhau hoặc theo dơi xem tác phẩm của họ đă bị sử dụng như thế nào trên toàn bộ mạng Internet.
Phản ứng mạnh từ giới nghệ sĩ
Sự gia tăng của AI trong lĩnh vực âm nhạc đang đặt ra những thách thức lớn cho các nghệ sĩ. Nhiều tên tuổi lớn trong ngành đă lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Brian May, thành viên ban nhạc Queen, đă chia sẻ với tờ Daily Mail rằng: “Nỗi lo lớn nhất của tôi là mọi thứ có thể đă quá muộn. Việc đánh cắp này đă diễn ra và không thể ngăn chặn, giống như nhiều sự xâm phạm khác mà những ông trùm mạng xă hội và AI đang áp đặt lên cuộc sống của chúng ta. Tương lai đă bị thay đổi măi măi".
Paul McCartney cũng bày tỏ sự quan ngại, cho rằng nếu những thay đổi này được thực thi th́ AI sẽ có thể “ăn cắp” tác phẩm của các nghệ sĩ, dẫn đến sự suy giảm sáng tạo trong ngành công nghiệp âm nhạc. Trong khi đó, Jimmy Page, thành viên ban nhạc Led Zeppelin đă chỉ trích: “Khi AI thu thập và sử dụng những sáng tạo của con người để tạo ra nội dung mới, điều đó thường diễn ra mà không có sự đồng ư, ghi nhận hoặc bồi thường. Đây không phải là đổi mới mà là sự khai thác”
Để phản đối những thay đổi về luật bản quyền, hơn 1.000 nghệ sĩ, bao gồm Damon Albarn, Kate Bush và Annie Lennox đă ra mắt một album im lặng như một h́nh thức biểu thị sự phản đối.
Việc AI ngày càng được sử dụng rộng răi trong ngành âm nhạc đang đặt ra nhiều thách thức. Theo một nghiên cứu gần đây, trong bốn năm tới, những người làm việc trong ngành công nghiệp âm nhạc có thể mất tới 25% thu nhập do sự phát triển mạnh mẽ của AI. Hiện tại, thị trường AI tạo sinh trong âm nhạc có giá trị 3 tỷ euro và được dự báo sẽ tăng lên 64 tỷ euro vào năm 2028.
Bước sang năm 2025, xu hướng này tiếp tục mở rộng, với nền tảng phát nhạc trực tuyến Deezer báo cáo rằng, mỗi ngày có khoảng 10.000 bài hát được tạo bằng AI được tải lên, chiếm khoảng 10% tổng số nội dung âm nhạc trên nền tảng này.
Nick Cave, một trong những nghệ sĩ có tiếng nói mạnh mẽ chống lại AI trong âm nhạc, đă gọi sự gia tăng của công nghệ này là “đáng báo động” và có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với các nghệ sĩ. Ông cho rằng: “Mục tiêu của AI là lách qua quá tŕnh sáng tạo, biến nghệ thuật thành một thứ hàng hóa sẵn có, làm mất đi giá trị thực sự của sự sáng tạo".
VietBF@sưu tập