Nhiều khả năng Trung Quốc muốn mở rộng kế hoạch đầu tư tại Ai Cập là v́ quốc gia này đang trở thành trọng tâm chính trong các nỗ lực của phương Tây nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt để thay thế cho Nga.
Tuần trước, Công ty Dầu khí Quốc tế Phương Bắc (NPIC) của Trung Quốc đă phát tín hiệu về kế hoạch tăng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Ai Cập. Theo giám đốc khu vực Sun Bao của công ty, khoản tiền ban đầu 100 triệu USD của quốc gia BRICS này sẽ được dùng để chuyển nhượng một số khu vực khai thác và thiết lập quan hệ đối tác trong lĩnh vực khí đốt và dầu mỏ của sa mạc phía tây Ai Cập và các khu vực ngoài khơi.
Khoản đầu tư này mới chỉ là khởi đầu cho một kế hoạch dài hạn có tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc vào Ai Cập, theo một nhân sự cấp cao trong bộ phận an ninh năng lượng của EU tiết lộ với Oilprice. Người này cho biết thêm: “Bắc Kinh có dự định chi hàng tỷ USD để đầu tư vào Ai Cập từ bây giờ, ban đầu là tập trung vào lĩnh vực năng lượng, sau đó mở rộng sang nhiều dự án tương tự như trong các ưu tiên của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).”
Oilprice nhận định, có nhiều khả năng, Trung Quốc muốn mở rộng kế hoạch đầu tư tại Ai Cập là v́ quốc gia này đang trở thành trọng tâm chính trong các nỗ lực của phương Tây nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt để thay thế cho Nga.
Các khoản đầu tư của Mỹ và châu Âu đă đổ vào quốc gia này, đặc biệt là Chevron. Gă khổng lồ ngành dầu khí đă nhanh chóng mở rộng hoạt động khi thông báo vào cuối năm 2022 rằng họ đă khai thác được ít nhất 99 tỷ mét khối khí đốt tại giếng thăm ḍ Nargis-1 ở phía đông Đồng bằng sông Nile của Ai Cập.
Sau đó, Eni của Ư cũng công bố kế hoạch khai thác mỏ khí đốt ngoài khơi có tiềm năng rất lớn trong khu vực do họ quản lư ở Biển Đỏ và cũng tập trung vào khu vực Nargis-1. Gần đây, Shell cho biết họ sẽ đầu tư 3,5 tỷ USD vào hoạt động thăm ḍ và phát triển các mỏ khí đốt ở Ai Cập trong 3 năm tới. Số tiền này có thể tăng gấp đôi nếu đạt được những khám phá mới.
Trong khi đó, Shell đă bắt đầu phát triển giai đoạn thứ 10 của khu vực nhượng quyền khai thác West Delta Deep Marine (WDDM) ngoài khơi Nile Delta của Ai Cập tại Biển Địa Trung Hải. Động thái này diễn ra sau khi công ty Anh và đối tác đă triển khai 9 giai đoạn phát triển trước đó bao gồm 17 mỏ khí đốt.
Giống như Trung Quốc, phương Tây cũng nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Ai Cập. Đây là quốc gia duy nhất trong khu vực “giàu” khí đốt ở đông Địa Trung Hải có năng lực sản xuất LNG và có vị trí lư tưởng để trở thành trung tâm xuất khẩu khí đốt hàng đầu trong khu vực. Ngoài ra, Ai Cập cũng có vị trí đắc địa khi kiểm soát Kênh đào Suez, nơi khoảng 10% dầu mỏ và LNG của thế giới đi qua. Ai Cập cũng điều hành đường ống Suez-Địa Trung Hải, vận chuyển dầu từ Vịnh Ba Tư đến Địa Trung Hải.
Theo Oilprice, có thể, Bắc Kinh coi Ai Cập đóng vai tṛ quan trọng trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung năng lượng từ các quốc gia khác ở Trung Đông ngay sau khi xung đột ở Ukraine diễn ra. NPIC bắt đầu hoạt động ở nước này vào năm 2014, với mục đích là nhanh chóng mở rộng ở sa mạc phía đông và khu vực Kênh đào Suez, trong một phần của chiến lược thúc đẩy năng lượng tại quốc gia này do công ty mẹ Zhenhua Oil dẫn đầu.
Dự án mở rộng ở Ai Cập cũng nằm trong kế hoạch ưu tiên của BRI nhưng ở cấp thấp hơn các kế hoạch tại Trung Đông và các mỏ dầu lớn nhất khu vực tại Iran, Iraq và Ả Rập Xê Út. Song, năm ngoái, 2 bên đă kư kết mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện có hiệu lực đến cuối năm 2028. Dự kiến, các công ty Trung Quốc sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Ai Cập trong lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng và công nghệ.
Có thể thấy, Ai Cập đang đóng vai tṛ quan trọng khi là một trung tâm năng lượng quan trọng trong các kế hoạch khai thác khí đốt của phương Tây và là nhân tố không thể thiếu trong việc giúp đảm bảo an ninh năng lượng tương lai của châu Âu cũng như Trung Quốc.
VietBF@ Sưu tập