Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, sự lừa dối của phương Tây bằng thỏa thuận Minsk đă trở thành bài học cho Liên bang Nga, điều này sẽ giúp Nga bảo vệ tốt hơn các lợi ích của ḿnh trong tương lai.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2491161&stc=1&d=1739744698)
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh RT
"Nếu Thủ tướng Cộng ḥa Liên bang Đức phát biểu, ông đă nghỉ hưu và không c̣n chịu trách nhiệm về t́nh trạng hiện tại, ông ấy nói: "Chúng tôi sẽ không thực hiện điều ǵ, chúng tôi phải kéo dài thời gian". Đây không phải là một tṛ lừa đảo sao? Trong tiếng Nga đây là sự lừa dối. Nhưng điều này phải trở thành một bài học cho chúng tôi, một kinh nghiệm giúp chúng tôi bảo vệ tốt nhất lợi ích của ḿnh trong tương lai", ông Peskov nói khi được hỏi về thỏa thuận Minsk.
Đoạn video được đăng trên Telegram của nhà báo Pavel Zarubin của chương tŕnh "Moskva. Kremlin. Putin" trên kênh truyền h́nh "Rossiya 1".
Trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang căng thẳng như hiện nay, đă có rất nhiều nỗ lực của cộng đồng quốc tế để t́m kiếm một giải pháp ngoại giao. Một điểm tựa quan trọng cho các cuộc đàm phán là các thỏa thuận ḥa b́nh từng được các bên kư kết tại thủ đô Minsk của Belarus.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ ra rằng, Thỏa thuận Minsk mới nhất năm 2015 có thể được coi là cơ sở để đạt được bước đột phá. Vào lúc này, khi t́nh h́nh liên tục nóng lên, th́ một thỏa thuận Minsk mới lại được nhắc đến, là con đường giải quyết xung đột, là phương tiện cho những cuộc trao đổi trực tiếp giữa Moscow và Kiev. Vậy các Thỏa thuận Minsk có vai tṛ thế nào trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thỏa thuận ḥa b́nh Minsk 2 được Nhóm Bộ tứ Normandy gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức thúc đẩy tại thủ đô của Belarus hồi năm 2/2015, nhằm kết thúc cuộc xung đột đẫm máu khi đó đă kéo dài 10 tháng ở miền Đông Ukraine. Thỏa thuận này gồm 13 điểm, trong đó điều khoản hàng đầu là một lệnh ngừng bắn ngay lập tức. Các bên cũng nhất trí rút vũ khí hạng nặng khỏi khu vực tiền tuyến. OSCE, tổ chức an ninh với 57 thành viên, trong đó có cả Nga, Ukraine và Mỹ, sẽ cử quan sát viên giám sát các khu vực này. Chính phủ Ukraine cũng nhất trí cải cách hiến pháp nhằm cấp quyền tự trị lớn hơn cho vùng Donbass vốn đă không c̣n nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Thỏa thuận Minsk 2 đă đưa ra những giải pháp chính trị và quân sự nhưng vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Trở ngại chính nằm ở việc Nga và Ukraine có những cách hiểu rất khác nhau về thỏa thuận, dẫn đến việc thực hiện thỏa thuận này trở thành vấn đề hóc búa.
VietBF@ sưu tập