Ông Vance chỉ trích châu Âu trong bài phát biểu quan trọng, khiến các nước tại khu vực thêm lo ngại về mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Phó tổng thống Mỹ JD Vance ngày 14/2 tham dự Hội nghị An ninh Munich, Đức, và có bài phát biểu quan trọng, đánh dấu thông điệp chính thức đầu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump với châu Âu.
Các quan chức quốc pḥng, an ninh, ngoại giao dự sự kiện kỳ vọng được nghe kế hoạch cụ thể của Mỹ về chấm dứt chiến sự Ukraine, đặc biệt là sau cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng thay vào đó, ông Vance khiến chính trường châu Âu bị sốc khi cảnh báo nguy cơ lớn nhất với an ninh châu lục "đến từ chính bên trong".
"Mối đe dọa với châu Âu mà tôi lo ngại nhất không phải Nga, Trung Quốc hay bất cứ yếu tố bên ngoài nào khác", ông Vance nói. "Điều tôi lo ngại là nguy cơ từ bên trong, là sự thoái lui của châu Âu trong một số giá trị cơ bản nhất".
Ông Vance cáo buộc các nước châu Âu "bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và dân chủ" khi ngăn chặn các tài khoản cực hữu trên mạng xă hội. Ông chỉ trích Đức "nhắm vào người dân của ḿnh v́ đăng những b́nh luận chống nữ quyền", lên án Thụy Điển v́ đă kết án nhà hoạt động Cơ đốc giáo và Anh v́ đă vi phạm quyền tôn giáo.
Các đại biểu hầu như im lặng trong suốt bài phát biểu dài khoảng 20 phút, đôi khi có tiếng vỗ tay rời rạc vang lên. Bài phát biểu từ Phó tổng thống Mỹ khiến các nước châu Âu thêm lo ngại. Mối quan hệ đồng minh với Mỹ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và họ không thể làm ǵ nhiều để ngăn cản.
"Đây là một nước Mỹ mới. Quốc gia mà châu Âu quen thuộc suốt hàng chục năm qua đă không c̣n nữa", một cựu quan chức Mỹ nói với Politico. "Diễn biến này là lời cảnh tỉnh, đánh thức châu Âu".

Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, Đức ngày 14/2. Ảnh: AP
Chính quyền Tổng thống Trump tuần qua đă có nhiều động thái khiến châu Âu lo lắng. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth ngày 12/2 nhấn mạnh Ukraine không nên kỳ vọng khôi phục được biên giới trước chiến sự và Kiev không thể gia nhập NATO, đồng thời kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc pḥng.
Vài giờ sau đó, ông Trump thông báo đă điện đàm với Tổng thống Putin, tuyên bố đàm phán ḥa b́nh chấm dứt chiến sự Ukraine "bắt đầu ngay lập tức" mà không đề cập ǵ đến vai tṛ của Liên minh châu Âu (EU). Ông chủ Nhà Trắng cũng nhắc lại và bày tỏ ủng hộ với một số quan điểm của Bộ trưởng Quốc pḥng Hegseth.
Lănh đạo Lầu Năm Góc sau đó t́m cách xoa dịu quan ngại, nhưng chưa thể trấn an châu Âu về kịch bản Washington và Moskva âm thầm hướng đến một thỏa thuận mà không quan tâm đến lập trường của Kiev hay EU. Châu Âu mong chờ ông Vance làm rơ vấn đề trong bài phát biểu ở Munich, nhưng Phó tổng thống Mỹ không đề cập ǵ đến Ukraine, mà lại công kích gay gắt châu lục về vấn đề dân chủ, nhân quyền, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ với các phong trào cánh hữu và cực hữu ở châu Âu.
"Nếu các ngài tranh cử với nỗi lo sợ về cử tri của ḿnh, vậy th́ Mỹ không thể làm ǵ giúp các ngài được", ông Vance nói. Ông kêu gọi các nước châu Âu, trong đó có Đức, "thay đổi hướng đi" về vấn đề nhập cư, một ngày sau khi người đàn ông Afghanistan 24 tuổi bị bắt tại Munich v́ lao xe khiến 36 người bị thương.
Ông cũng kêu gọi các đảng chống nhập cư ở châu Âu đóng vai tṛ lớn hơn, 9 ngày trước cuộc tổng tuyển cử của Đức. Bên lề hội nghị, Phó tổng thống Mỹ cũng đă gặp Alice Weidel, lănh đạo đảng cực hữu AfD của Đức, dường như để tăng ủng hộ với đảng này trước thềm bầu cử.
"Ông ấy lên lớp, làm bẽ mặt chúng tôi. Không khí trong khán pḥng giống hệt như khi ông Putin phát biểu năm 2007", một nhà ngoại giao cấp cao châu Âu nói với FT, mô tả thông điệp mà Phó tổng thống Mỹ đưa ra là "rất nguy hiểm". Tại Hội nghị An ninh Munich năm 2007, ông Putin đă cảnh báo sự mở rộng của NATO nguy cơ châm ng̣i xung đột với Nga.
Max Bergmann, giám đốc Chương tŕnh châu Âu, Nga và Âu - Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), b́nh luận bài phát biểu của ông Vance thể hiện rằng Mỹ "đang giương oai diễu vơ với châu Âu".
"Bài phát biểu mang tính đối đầu mạnh mẽ", ông Bergmann nói với NPR. "Đó là nỗ lực trực tiếp nhằm tác động đến chính trường châu Âu. Nếu một lănh đạo châu Âu làm vậy ở Mỹ, đặc biệt là trước một cuộc bầu cử lớn, đ̣n dội ngược sẽ rất lớn. Phản ứng của châu Âu cũng như vậy".
Ông Bergmann cảnh báo những lời lẽ từ ông Vance có thể tạo ra sự xoay trục lớn trong liên minh xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu.
Quan hệ giữa hai bên đang xuất hiện rạn nứt. Về quân sự, chính quyền ông Trump yêu cầu châu Âu tăng chi tiêu quốc pḥng và tự gánh vác an ninh của ḿnh. Về kinh tế, một cuộc chiến thương mại toàn diện có thể bùng phát, khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu đối ứng với hàng loạt quốc gia, gồm cả ở châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đă cảnh báo về hệ lụy của một cuộc thương chiến giữa hai bên, cho biết châu Âu "muốn tránh một cuộc đua xuống đáy" với Mỹ. Nhưng bà cũng tuyên bố châu Âu sẵn sàng đáp trả để bảo vệ an ninh và lợi ích kinh tế của ḿnh.
Phát biểu sau ông Vance, Bộ trưởng Quốc pḥng Đức Boris Pistorius nói việc Phó tổng thống Mỹ chỉ trích các nước châu Âu và bày tỏ sự ủng hộ với phe cực hữu là "không thể chấp nhận". Pistorius đă chuẩn bị trước bài phát biểu về an ninh châu Âu, và Phó tổng thống Mỹ khiến ông "phải bắt đầu theo hướng khác".
"Không đề cập Nga, Ukraine hay Trung Quốc. Chỉ công kích đồng minh và tập trung vào 'mối đe dọa từ bên trong'. Bài phát biểu của ông ấy sẽ khiến các đối thủ của chúng ta coi là dấu hiệu để hành động trong khi Mỹ bị phân tâm", thượng nghị sĩ Dân chủ Andy Kim viết trên X.
Dù lo ngại, quan chức một số quốc gia châu Âu vẫn hoan nghênh những thông điệp mà chính quyền Mỹ gửi đến khu vực.
Nhóm này tin rằng những cú sốc với hệ thống, như bài phát biểu của ông Vance và ông Hegseth, sẽ dần khiến châu Âu nhận ra họ không thể dựa vào Mỹ theo cách cũ. Các nước châu Âu phải thực sự đầu tư cho quân sự, sau nhiều năm "nói nhiều làm ít".
"Tôi đang lo ngại thế nào về Mỹ ư? Thành thật mà nói, tôi lo ngại về châu Âu hơn", Gabrielius Landsbergis, cựu ngoại trưởng Litva, cho biết. "Chúng tôi không thể cứ măi tập trung vào những ǵ diễn ra ở Mỹ, về điều Tổng thống Trump hay quan chức Washington nói. Chúng tôi đằng nào cũng đă tụt lại phía sau vài bước. Câu hỏi đặt ra là chúng tôi sẽ phải làm ǵ trong t́nh huống này?".