Trong 3 tuần qua, vai tṛ của tỷ phú Elon Musk trong việc dẫn dắt Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE) đă vượt xa dự đoán của nhiều người, làm dấy lên câu hỏi về khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp cùng hàng chục vụ kiện tiềm tàng.
“Quan chức quyền lực nhất trong lịch sử nước Mỹ”
Quyền lực của tỷ phú công nghệ Elon Musk ngày càng được mở rộng sau khi Tổng thống Donald Trump kư sắc lệnh hành pháp trao cho ông quyền lực lớn trong việc tuyển dụng và sa thải nhân viên trong các cơ quan liên bang của Mỹ.
Với sắc lệnh mới của Tổng thống Trump, Elon Musk giờ đây không chỉ là người giàu nhất hành tinh mà c̣n được nhiều người mô tả là “quan chức quyền lực nhất trong lịch sử nước Mỹ”.
Theo sắc lệnh hành pháp mà ông Trump kư hôm 11/2, ngoại trừ các cơ quan thi hành pháp luật và liên quan đến nhập cư, các bộ ngành hành pháp sẽ cần có sự chấp thuận tuyển dụng từ một quan chức làm việc với đội ngũ của ông Musk.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump quy định, mỗi cơ quan liên bang sẽ chỉ được phép “tuyển dụng không quá 1 nhân viên cho mỗi 4 nhân viên rời đi” và “sẽ không lấp đầy bất kỳ vị trí tuyển dụng nào mà trưởng nhóm DOGE đánh giá là không nên lấp đầy”.
Sắc lệnh cũng chỉ rơ các cơ quan không nên tuyển dụng vào các vị trí mà đội ngũ của ông Musk cho là không cần thiết, trừ khi người đứng đầu cơ quan liên bang quyết định rằng những vị trí đó cần phải được lấp đầy.
Trong 3 tuần qua, vai tṛ của ông Musk trong việc dẫn dắt Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE) đă vượt xa dự đoán của nhiều người, làm dấy lên những câu hỏi cơ bản về khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp và hàng chục vụ kiện tiềm tàng.
Ngay cả những người theo chủ nghĩa tự do cũng ngạc nhiên trước mức độ quyền lực của tỷ phú Elon Musk với các cơ quan liên bang khi ông Trump trở lại Nhà Trắng lần thứ hai.
Một số thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội đă gọi ông là “Tổng thống Elon Musk”.
Tuần trước, Tạp chí Time đă đăng trên trang b́a một h́nh ảnh gây tranh căi trong đó ông Musk ngồi bên bàn làm việc Kiên định (Resolute) của tổng thống Mỹ.
“Ông ấy là quan chức quyền lực nhất trong lịch sử nước Mỹ, có quyền lực vượt xa bất kỳ quan chức nội các nào, nhưng lại không cần xác nhận từ Thượng viện. Ông ấy được tự do hành động với một mức độ chưa từng có tiền lệ. Không ai có thể tưởng tượng được điều này sẽ xảy ra”, Robert Weissman, đồng chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Public Citizen, b́nh luận.
“Chúng tôi gọi ông ấy là đồng tổng thống”, ông Weissman nói thêm.
Ông Donald K. Sherman - Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Citizens for Responsibility and Ethics tại Washington chuyên giám sát đạo đức và trách nhiệm giải tŕnh của chính phủ Mỹ - cho rằng Tổng thống Trump đă cho phép ông Musk “sử dụng quyền lực và thẩm quyền chưa từng có đối với hệ thống chính phủ với mức độ bí mật tối đa trong khi rất ít hoặc không phải chịu trách nhiệm”.
Những cú sốc và làn sóng kiện tụng
Tốc độ và phạm vi công việc của Elon Musk đă tạo ra một cú sốc lớn ở Washington.
Tỉ phú Musk đă chỉ đạo DOGE truy cập vào các hệ thống thanh toán nhạy cảm của Bộ Tài chính - vốn chịu trách nhiệm xử lư hàng ngh́n tỉ USD chi tiêu chính phủ; thúc đẩy việc giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) - cơ quan có hơn 10.000 nhân viên, quản lư ngân sách viện trợ hàng năm lên đến trên 40 tỉ USD; gửi email cho 2 triệu công chức liên bang khuyến khích họ nghỉ việc ngay và được nhận 7 tháng lương…
Gần nhất, đội ngũ của ông Musk tiếp tục hành động nhắm vào Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng. Trụ sở chính của cơ quan này tại thủ đô Washington vừa thông báo sẽ đóng cửa và nhân viên sẽ làm việc từ xa.
Dù tung ra những động thái gây sốc như vậy nhưng tỉ phú Musk lại không công khai, giải tŕnh công việc của ḿnh hay chịu trách nhiệm với bất kỳ ai ngoài Tổng thống Trump.
Cho tới nay, ông Musk không trả lời các câu hỏi của truyền thông hoặc tham dự bất kỳ phiên điều trần nào với các nhà lập pháp, dù các đảng viên Dân chủ trong Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ Hạ viện đă cố gắng đưa ra lệnh triệu tập để buộc ông Musk phải ra điều trần. Nỗ lực này đă bị đảng Cộng ḥa chặn lại.
Theo New York Times, ít nhất 4 vụ kiện đă được đệ tŕnh lên ṭa án liên bang yêu cầu xem xét thẩm quyền của ông Musk và các động thái của chính quyền mới.
14 tiểu bang cũng đă đệ đơn kiện cho rằng Tổng thống Donald Trump trao cho tỷ phú Musk "quyền hạn pháp lư không bị kiểm soát" mà không có sự cho phép của Quốc hội Mỹ.
“Hồi chuông cảnh báo cấp 5”
Ngay cả các thành viên đảng Cộng ḥa cũng lo ngại về việc tỷ phú Elon Musk và DOGE có thể vượt trên quyền của Quốc hội trong việc quyết định ngân sách.
Một số nghị sĩ GOP đă gặp gỡ công đoàn lao động liên bang và đang lên kế hoạch sử dụng cuộc chiến sắp tới về chi tiêu chính phủ để tái khẳng định vai tṛ của Quốc hội trong việc quyết định có thể cắt giảm những ǵ và duy tŕ những ǵ.
Một số thành viên đảng Cộng ḥa cho biết họ đă nhận được phản ánh từ các nhân viên liên bang trong khu vực của họ bày tỏ lo ngại về các chiến thuật mạnh tay của DOGE trong việc giảm số lượng nhân viên thông qua việc sa thải hàng loạt.
“Các thành viên Quốc hội liên tục nhận được các cuộc gọi, yêu cầu họ phải làm ǵ đó với ông Elon Musk”, ông Weissman của tổ chức Public Citizen nói, mô tả t́nh h́nh như một “hồi chuông báo cháy cấp 5”.
Các nhóm hoạt động giám sát chính phủ cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về các mối xung đột lợi ích với ông Musk.
Là một ông trùm kinh doanh với Tesla, Starlink và SpaceX, nền tảng mạng xă hội X và các công ty khác, tỷ phú Musk có những hợp đồng khổng lồ với chính phủ Mỹ và một số công ty của ông cũng đang bị các cơ quan chức năng của Mỹ điều tra. Trong số các cơ quan này, có cả những cơ quan đang bị DOGE nhắm đến với chiến dịch cắt giảm nhân viên hoặc giải thể.
Trong khi đó, Tổng thống Trump đă lên tiếng đảm bảo Musk tránh được bất kỳ xung đột lợi ích nào khi đảm nhận các nhiệm vụ của DOGE.
“Nếu chúng tôi thấy có xung đột lợi ích, chúng tôi sẽ không để ông ấy làm phần việc đó. Nếu chúng tôi nhận thấy có t́nh trạng thiếu minh bạch chúng tôi sẽ theo dơi chặt chẽ”, Tổng thống Trump nhấn mạnh sau khi kư sắc lệnh mới hôm 11/2.
VietBF@ sưu tập
|