Các lănh đạo châu Âu không được báo trước về cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin, bối rối khi họ bị gạt khỏi nỗ lực t́m kiếm ḥa b́nh cho Ukraine.
Ngay từ khi tranh cử, ông Donald Trump đă tuyên bố Mỹ sẽ từ bỏ vai tṛ dẫn dắt nỗ lực hỗ trợ Ukraine, coi đây là vấn đề của châu Âu và các nước ở châu lục này phải đảm nhận trách nhiệm chính. Các lănh đạo châu Âu đă lường trước điều đó khi ông Trump nhậm chức, nhưng khi nó xảy ra, quy mô và tốc độ của kế hoạch vẫn khiến họ bất ngờ và bối rối.
Chính quyền Trump ngày 12/2 tuyên bố sẽ thúc đẩy ngay lập tức các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin và đề xuất Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ bỏ hy vọng giành lại toàn bộ lănh thổ mà Nga đang kiểm soát trong ba năm qua.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth là người đầu tiên công bố lập trường này tại hội nghị lănh đạo quốc pḥng các nước NATO ở Brussels, Bỉ ngày 12/2, nhấn mạnh mục tiêu của Ukraine đẩy lùi hoàn toàn Nga khỏi bán đảo Crimea và vùng Donbass chỉ là "ảo tưởng khiến chiến tranh kéo dài và gây thêm đau khổ".
Hegseth cũng cảnh báo rằng Mỹ có thể giảm cam kết đối với an ninh châu Âu, từ bỏ vai tṛ lịch sử mà nước này đă duy tŕ kể từ sau Thế chiến II. Ông vạch ra một viễn cảnh mới, trong đó các chính phủ châu Âu phải tự gánh vác trách nhiệm an ninh khu vực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 7/2. Ảnh: AP
Vài tiếng sau đó, ông Trump thông báo về kết quả cuộc điện đàm dài một tiếng rưỡi với Tổng thống Putin, đồng ư khởi động đàm phán ngay lập tức. Ông sau đó gọi điện cho Tổng thống Zelensky để thông báo kết quả.
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Zelensky đă nhấn mạnh với ông Trump rằng xung đột Nga - Ukraine phải kết thúc bằng "ḥa b́nh công bằng" và Kiev sẽ không thỏa thiệp về "độc lập, toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền" của nước ḿnh.
"Đă đến lúc phải chấm dứt cuộc chiến lố bịch này, nó đă gây ra sự chết chóc và tàn phá khổng lồ hoàn toàn không cần thiết", ông Trump sau đó viết trên mạng xă hội.
Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng sau hai cuộc điện đàm, ông Trump bác bỏ viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO và ủng hộ tuyên bố từ Bộ trưởng Hegseth rằng Ukraine khó khôi phục lại được đường biên giới trước năm 2014, thời điểm Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Các quan chức châu Âu tỏ ra bối rối trước loạt tuyên bố từ Mỹ. Một quan chức Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ rằng cả NATO lẫn EU đều không được Washington báo trước về cuộc điện đàm Trump - Putin, đồng nghĩa với việc châu Âu gần như đă bị gạt ra bên lề trong nỗ lực t́m kiếm giải pháp ḥa b́nh cho Ukraine.
Cao ủy EU về chính sách đối ngoại Kaja Kallas sau đó đăng thông điệp nhấn mạnh "châu Âu phải giữ vai tṛ trung tâm trong mọi cuộc đàm phán" về an ninh khu vực, đồng thời khẳng định "độc lập và toàn vẹn lănh thổ cho Ukraine là vấn đề không thể thương lượng".
Quan chức một số nước châu Âu thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn trước phát biểu của ông Trump, đặc biệt là việc lănh đạo Mỹ thương thảo với Nga mà không tính đến những quan ngại từ Ukraine.
"Không thể có quyết định nào về Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev. Ḥa b́nh chỉ có thể đạt được khi tất cả các bên liên quan cùng tham gia", Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock khẳng định.
Ngoại trưởng Latvia Baiba Braze cũng đồng quan điểm, nhấn mạnh Ukraine phải có vai tṛ quyết định trong mọi cuộc đàm phán về tương lai của ḿnh.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski nhận định Kiev cần được nhận thêm hỗ trợ quân sự trước khi có thể ngồi vào bàn đàm phán với Nga. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk kêu gọi một nền "ḥa b́nh công bằng," với sự tham gia của cả Ukraine, châu Âu và Mỹ.
Bộ trưởng châu Âu của Ba Lan, Adam Szlapka, chia sẻ với đài TVN24 mối lo ngại sau thông điệp của Tổng thống Trump. Ông so sánh cuộc điện đàm giống như cuộc mặc cả giữa những nước lớn vào thế kỷ 19, khi họ tự thỏa thuận các điều khoản với nhau và buộc phần c̣n lại của thế giới tuân theo.
Bộ trưởng Quốc pḥng Thụy Điển Pal Jonson kêu gọi NATO không đóng sập cánh cửa gia nhập cho Ukraine, mà cân nhắc lại vấn đề này một khi Kiev đáp ứng đủ điều kiện. Giới lănh đạo Pháp cũng phản đối quan điểm của Tổng thống Trump, nhấn mạnh rằng NATO cần để ngỏ cánh cửa gia nhập cho Ukraine.
"Chúng tôi coi trọng con đường Ukraine gia nhập NATO. Nếu có ḥa b́nh, chúng ta cần những phương án đảm bảo an ninh để có thể chắc chắn rằng đó là một nền ḥa b́nh công bằng và lâu dài", Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot tuyên bố.
Khi chủ tŕ cuộc họp Nhóm Công tác Quốc pḥng Ukraine của NATO ngày 12/2, Bộ trưởng Quốc pḥng Anh John Healy khẳng định Ukraine là "tiền tuyến" của phương Tây và NATO cần đảm bảo nước này "đạt được vị thế vững chắc nhất trước khi bước vào đàm phán".
Bộ trưởng Quốc pḥng Đức Boris Pistorius cho rằng nếu Nga thực sự nghiêm túc về ḥa đàm th́ điều đầu tiên cần làm là đ́nh chiến. Ông cũng nhấn mạnh châu Âu phải tham dự mọi cuộc đàm phán, đặc biệt nếu Washington mong đợi các đồng minh châu Âu đóng vai tṛ ǵn giữ ḥa b́nh tại Ukraine sau khi các bên kư hiệp ước ḥa b́nh.
Tuy nhiên, không phải lănh đạo châu Âu nào cũng phản đối kế hoạch của Tổng thống Trump. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto hoan nghênh cuộc điện đàm giữa lănh đạo Nga và Mỹ, lưu ư rằng châu Âu đă phải "sống dưới bóng đêm chiến tranh suốt ba năm qua" và mọi nỗ lực tiến đến ḥa b́nh đều đáng hoan nghênh.
Trả lời họp báo bên lề phiên họp NATO hôm nay, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Hegseth tiếp tục nhấn mạnh lập trường từ Washington về "trách nhiệm của châu Âu" trong t́nh h́nh an ninh hiện nay. Ông nói các nước châu Âu cần "thức tỉnh" trước mối đe dọa cấp bách và tham gia củng cố sức mạnh toàn thể liên minh.
Bộ trưởng Hegseth nhấn mạnh Tổng thống Trump là "nhà đàm phán giỏi nhất hành tinh" v́ đă đưa cả Moskva và Kiev đến bàn đàm phán để t́m kiếm ḥa b́nh, đồng thời bác bỏ quan điểm cho rằng Mỹ đang "phản bội" Ukraine.
"Không có sự phản bội nào cả. Chúng tôi chỉ đang thừa nhận rằng cả thế giới và Mỹ đều mong muốn ḥa b́nh, một nền ḥa b́nh thông qua đàm phán", ông nhấn mạnh.