Theo dơi hành tŕnh về đất Phật của sư Thích Minh Tuệ, sự rời bỏ của Đoàn Văn Báu có thể nh́n rộng ra đó chính là sự khác biệt giữa hai con đường, hai hệ tư tưởng.
Sự đối lập giữa tư duy của thầy Thích Minh Tuệ và Thượng tá Đoàn Văn Báu, không chỉ phản ánh hai cách tiếp cận khác nhau đối với cuộc sống, mà c̣n thể hiện sự xung đột giữa tự do tâm linh và tư duy khống chế mang màu sắc công an. Đó không đơn thuần là một sự khác biệt giữa hai cá nhân, mà là biểu hiện của sự đối đầu giữa hai hệ tư tưởng: Phật giáo với triết lư buông bỏ, tự tại và công an với tư duy tổ chức, kiểm soát chặt chẽ.
Trong cuộc đối thoại với Đoàn Văn Báu, khi được hỏi về sự tổ chức và trật tự, sư Minh Tuệ trả lời: "Mọi thứ cứ để tự nhiên. Ai muốn đi th́ đi, ai hết duyên th́ tự rời khỏi đoàn." Ông chấp nhận mọi thử thách, kể cả đói khát, nguy hiểm hay những sự cản trở từ bên ngoài, với một tâm thế an nhiên. Ông không xem bản thân là người lănh đạo hay người có quyền quyết định số phận của người khác. Quan điểm này thể hiện rơ triết lư "tùy duyên" của Phật giáo, nơi mỗi cá nhân tự định đoạt con đường của ḿnh mà không cần sự kiểm soát của bất kỳ ai.
Trái ngược hoàn toàn với sư Minh Tuệ, Đoàn Văn Báu là một sĩ quan công an, ông quen với sự kỷ luật, với việc áp đặt hệ thống trật tự lên mọi vấn đề. Trong cuộc đối thoại giữa hai người, Báu nhiều lần nhấn mạnh đến việc "phải có tổ chức", "phải có người kiểm soát để tránh rủi ro".
Tư duy này thể hiện rơ trong cách ông ta độc quyền phát sóng hành tŕnh của sư Minh Tuệ trên Facebook, YouTube, kiểm duyệt nội dung và chặn những ai muốn tiếp cận sư Minh Tuệ theo cách độc lập như đài BBC hay RFA. Báu không chỉ lo lắng về sự an toàn của đoàn bộ hành, mà sâu xa hơn, ông ta muốn giữ quyền kiểm soát tuyệt đối đối với hành tŕnh này.
Sự khác biệt giữa Minh Tuệ và Đoàn Văn Báu không chỉ là sự đối lập về cá nhân, mà là biểu hiện của một cuộc xung đột lớn hơn giữa hai hệ tư tưởng. Một bên là Phật giáo với triết lư "tự tại, vô úy", khuyến khích con người từ bỏ sự bám víu và kiểm soát. Một bên là hệ thống kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, với sự ám ảnh về trật tự và an ninh. Cũng chính v́ lo ngại an ninh, mà nhà cầm quyền Việt Nam đă bắt cóc, giam lỏng và cấm cản sư Minh Tuệ thực hành hạnh đầu đà ở trong nước.
Ngay cả khi ép được sư Minh Tuệ phải ra khỏi nước, th́ Báu vẫn mang lấy tư duy “thủ trưởng” của ḿnh để ràng buộc đoàn bộ hành. Chính sự đối lập này đă dẫn đến những căng thẳng trong đoàn bộ hành. Với sư Minh Tuệ, việc để mọi người tự do tu học là điều quan trọng nhất. Nhưng với Đoàn Văn Báu, sự tự do đó lại là một mối nguy, một sự rủi ro không thể kiểm soát. Báu lo sợ rằng nếu không có tổ chức, không có hệ thống giám sát, th́ đoàn bộ hành sẽ rơi vào t́nh trạng hỗn loạn. Điều này cho thấy Báu không chỉ là một người thực hiện nhiệm vụ, mà c̣n là một người bị ràng buộc bởi tư duy kiểm soát của hệ thống mà ông phục vụ.
Sự chấp ngă của Đoàn Văn Báu đạt đến cao trào khi hướng dư luận tấn công sư Thích Minh Tuệ, người mà ông ta thề chết bảo vệ. Và khi mặt nạ rớt xuống, đường t́nh đôi ngả chia ly, chúng ta mới nhận ra rằng một thực tế lớn hơn về cách nhà nước Việt Nam kiểm soát các phong trào tôn giáo và các cá nhân có ảnh hưởng. Nó cũng thể hiện ra nét đặc thù của nhà cầm quyền là muốn bằng mọi cách kiểm soát Phật Giáo để khống chế và lèo lái Phật tử và triết lư Phật Giáo dưới triết lư búa - liềm.