4 ngày chinh chiến Tây Bắc, băng đường rừng hiểm trở, chàng "phượt thủ" Thiều Thanh Tùng (2002, Hà Nội) phải leo bộ khoảng 400 bậc thang mới "chạm tay" vào cột mốc nằm trên đỉnh Khoang La San, nơi chỉ "một tiếng gà gáy, ba nước đều nghe".
Ngoài những trang vàng lịch sử, mảnh đất Điện Biên c̣n gây ấn tượng với du khách bởi sự kỳ vĩ của núi rừng trùng điệp. (Ảnh: Thanh Tùng)
Được đặt chân đến 4 điểm cực của Tổ quốc là mục tiêu của tất cả những ai đam mê xê dịch với khao khát khám phá vùng đất mới, cũng là cơ hội "ngàn vàng" để thử thách ư chí vượt khó, ḷng can đảm của những "đôi chân không mỏi". Ấp ủ dự định chinh phục điểm cực Tây A Pa Chải đă từ nửa năm trước, anh Thiều Thanh Tùng (23 tuổi, Hà Nội) quyết định xuất phát từ huyện Đan Phượng đi lên Điện Biên ngay trong ngày mùng 3 Tết.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Thanh Tùng cho biết: "Tôi đi từ Đan Phượng, vừa ăn Tết ở nhà xong là di chuyển lên khu vực Tây Bắc để chinh phục điểm cực Tây A Pa Chải. Dự định này từ nửa năm trước nhưng giờ tôi mới có đủ thời gian và điều kiện để thực hiện. Tôi đi cùng một người bạn ở Phú Thọ, mỗi người một xe. May mắn là không gặp khó khăn ǵ khi di chuyển, tiện đường nên chúng tôi đi một ṿng Tây Bắc luôn. Tổng quăng đường trên dưới 1.300 km."
Chuyến du xuân Tây Bắc của chàng trai sinh năm 2002 gồm 4 chặng: Hà Nội – Điện Biên; Mường Nhé – Mường Lay; Mường Lay – Sa Pa; Sa Pa – Hà Nội. Tổng quăng đường hơn 1.300 km (Clip: Thanh Tùng)
Khởi hành vào lúc 2 giờ sáng ở Hà Nội, chàng trai sinh năm 2002 đặt chân đến Điện Biên khi đồng hồ điểm 12 giờ trưa "tṛn trĩnh". V́ muốn đi cho kịp hết các điểm đến của Tây Bắc, Thanh Tùng chỉ dừng chân ở Mộc Châu và đèo Pha Đin check-in rồi lại tiếp tục các chặng hành tŕnh tiếp theo. Sau khi tham quan bảo tàng Điện Biên, anh đến nhà người bạn học cùng trường trước đây để chúc Tết, khám phá bản làng Thái và các lễ hội truyền thống.
Chàng trai gen Z được cặp vợ chồng người Thái đang là giáo viên mời lại ăn tối với đa dạng các món ăn như: thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, cá nướng, pa pỉnh tộp, nộm hoa ban, canh chua da trâu. "Đó là chú d́ của người bạn đi cùng tôi, họ thân thiện và nhiệt t́nh lắm. Hương vị và cách nêm nếm các món ăn ở đây khác nhiều so với Hà Nội, họ cho những gia vị đặc trưng của núi rừng vào nên rất thơm. Tất cả các món ăn ở đây tôi đều muốn được thưởng thức lại v́ quá đặc biệt, vị lạ nhưng rất vừa miệng", anh Tùng kể lại.
Khởi hành chuyến du xuân Tây Bắc ngay từ mùng 3 Tết. (Ảnh: Thanh Tùng)
Ngày hôm sau, chàng trai sinh năm 2002 tiếp tục đặt chân đến huyện Mường Nhé của tỉnh Điện Biên, ghé vào chợ t́nh và tham gia lễ hội cùng người Mông với các tṛ chơi như ném pao, tu lu, đi cà kheo.
Thanh Tùng bất ngờ bởi cách giao lưu văn hóa và loạt gian hàng ẩm thực được bày biện khác biệt hoàn toàn so với ở dưới xuôi. "Tạm xa" chợ t́nh, chàng trai Hà Nội di chuyển đến Đồn Biên pḥng A Pa Chải để đăng kư lên cột mốc số 0 – cột mốc đánh dấu biên giới lănh thổ ba nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc, đồng thời cũng là điểm cực Tây trên đất liền Việt Nam.
Với tọa độ 22°25'49"N - 102°11'3"E, nằm ở xă Sín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên, Tùng cho biết đây là chặng hành tŕnh rất vất vả v́ từ Đồn Biên pḥng lên đến cột mốc mất 16 km di chuyển. Đường đi hiểm trở, chàng "phượt thủ" phải leo bộ khoảng 400 bậc thang mới "chạm tay" vào cột mốc nằm trên đỉnh Khoang La San, nơi chỉ "một tiếng gà gáy, ba nước đều nghe".
"Chạm tay vào cột mốc h́nh tam giác khắc ba thứ tiếng Việt Nam - Lào - Trung Quốc trên đỉnh cao 1.800m là cảm giác rất sung sướng, măn nguyện và đầy tự hào. Tôi đă chinh phục được điểm cực xa xôi của Tổ quốc, đặc biệt c̣n có cơ hội chiêm ngưỡng những ánh nắng hoàng hôn cuối cùng trên lănh thổ Việt Nam", chàng trai gen Z hạnh phúc nhớ lại.
Hành tŕnh phượt: Di chuyển 70 km trong đêm tối nơi đường rừng không có nhà dân, ghé ăn đêm lúc thị trấn đă tắt hết đèn
Đèo Pha Đin cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 100km, là ranh giới giữa 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La. (Ảnh: Thanh Tùng).
Khi quyết định đi phượt qua từng vùng đất của rẻo cao Tây Bắc và chinh phục điểm cực Tây A Pa Chải, Thanh Tùng đă vạch ra những kế hoạch chi tiết, kiểm tra nhớt xe rồi đổ xăng "đầy b́nh" trước khi khởi hành. "Xuyên suốt hành tŕnh, chúng tôi cũng phải đổ thêm kha khá xăng để có thể tiếp tục di chuyển. Mỗi người một xe, cũng không mang vác ǵ cồng kềnh, chủ yếu là quần áo với một ít đồ sửa chữa xe tạm thời."
Nếu như nỗi sợ của "tín đồ xê dịch" khi đặt chân đến điểm cực Tây của Tổ quốc là thời tiết mùa hè nóng nực "như đổ lửa" th́ may mắn, chặng hành tŕnh phượt của chàng trai gen Z diễn ra suôn sẻ trong những ngày Xuân về, thời tiết Điện Biên không quá nóng, thích hợp để du khách băng đường rừng, đèo núi hiểm trở và chinh phục mục tiêu "điểm cực Tây". Tuy thời tiết thuận lợi song hai chàng trai gen Z vẫn gặp phải vô số khó khăn trên đường đi. Chặng hành tŕnh từ Mường Nhé đến Mường Lay được xem là chặng vất vả hơn cả.
Khi tham gia lễ hội tại chợ t́nh, anh Tùng ấn tượng bởi cảnh các em bé nhảy múa giao lưu và trang phục sặc sỡ của những cô gái người Mông. (Ảnh: Thanh Tùng)
Chia sẻ với Dân Việt, Thanh Tùng cho hay: "Từ cột mốc, 7 giờ tối chúng tôi lại tiếp tục băng đường đèo để đến thị xă Mường Lay – được mệnh danh là "viên ngọc sáng" của núi rừng Tây Bắc. Quăng đường hơn 200 km nhưng có đến 70 km là đường rừng, đèo xấu và không có nhà dân. Dọc 2 bên đường tối om khiến chúng tôi có cảm giác "sởn gai ốc". Sau khi thoát khỏi đường rừng, về đến Mường Nhé khoảng 11 giờ đêm, lúc này chúng tôi mới được ăn. Toàn bộ thị trấn đă tắt đèn và ch́m vào giấc ngủ."
"Chặng hôm sau là đặt chân đến Sa Pa, chặng này nhẹ nhàng hơn bởi trước đó tôi đă có cơ hội được văn cảnh ở Sa Pa. Chỉ có khó khăn duy nhất là gặp t́nh cảnh tắc đường, thời điểm Tết ra là mùa du lịch của Sa Pa nên du khách đến rất đông. Ngay cả ở cột mốc A Pa Chải cũng thế, ban đầu tôi dự tính sẽ chỉ có một vài người thôi nhưng khi leo lên đấy mới thấy khá đông, có cả khách du lịch từ Trung Quốc nữa. 12 giờ trưa từ Sa Pa chúng tôi về Hà Nội là khoảng 7 rưỡi, 8 giờ tối."
Vượt qua những thử thách cam go trên từng cung đường, chàng trai gen Z đă hoàn thành mục tiêu của bản thân được ấp ủ từ nhiều tháng trước đó. Với anh, chuyến đi khai Xuân này được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp Tây Bắc bằng con mắt và cả tâm hồn. Đường đèo hiểm trở nhưng chính cảnh sắc thiên nhiên đă thôi thúc các "đôi chân xê dịch" tiến lên, khám phá nhiều hơn nữa. Đang làm việc tại một doanh nghiệp sửa chữa ô tô, chàng trai Hà Nội vẫn miệt mài "cày cuốc", cân bằng hài ḥa giữa công việc và "đi phượt".
"Để thực hiện một chuyến đi cần sự đầu tư và t́m hiểu, cân nhắc đong đếm rất kỹ lưỡng. Tôi chủ yếu đi vào những dịp lễ Tết, hay lúc nào thời tiết đẹp, ít việc mới dám đi, khi đó được nghỉ nên thong dong và thoải mái hơn. May mắn là thu nhập cũng ổn định để nuôi bản thân, "lấy đam mê này nuôi đam mê kia". Dự tính khoảng 1-2 năm nữa, tôi chinh phục nốt điểm cực Đông với cực Nam của Tổ quốc để "thỏa măn" khát khao "đi hết Tổ quốc", chàng trai sinh năm 2002 bộc bạch.
VietBF@ sưu rập