Tổng thống Mỹ Donald Trump đă thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử khi công bố mức thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái này là một phần của chính sách thương mại cứng rắn nhắm vào cả Mexico và Canada, nhằm tái định h́nh quan hệ thương mại của Mỹ với các đối tác lớn.
Ngay sau tuyên bố của Washington, dù đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nhưng các quan chức Trung Quốc vẫn có những phản ứng khá mạnh mẽ. Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và áp dụng "các biện pháp đối phó tương ứng" nhưng không nêu rơ h́nh thức cụ thể. Trong một thông báo chính thức, Bắc Kinh chỉ trích mức thuế mới của Chính quyền Mỹ hiện nay là "vi phạm nghiêm trọng các quy định của WTO" và khẳng định sẽ "kiên quyết bảo vệ quyền lợi" của ḿnh.
Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc được đánh giá có phần thận trọng hơn so với từ phía Canada và Mexico - hai quốc gia đă ngay lập tức tuyên bố áp đặt thuế trả đũa đối với Mỹ. Mức thuế 10% đối với Trung Quốc cũng thấp hơn đáng kể so với mức 25% mà Washington áp đặt lên Mexico và phần lớn hàng hóa từ Canada.
Quan hệ Mỹ - Trung trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump
Động thái của Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung có nhiều diễn biến phức tạp. Bắc Kinh đă có một khởi đầu được đánh giá là thuận lợi hơn những ǵ được mong đợi trong nhiệm kỳ mới của ông Trump. Một cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Tổng thống Mỹ đă được ông Trump mô tả là "rất tốt đẹp". Hơn nữa, Phó Chủ tịch Hàn Chính – lănh đạo cấp cao hàng đầu của Trung Quốc đă được cử tới tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Trump, cho thấy nỗ lực của Bắc Kinh trong việc duy tŕ quan hệ ngoại giao với Chính quyền mới của Mỹ.
Tổng thống Trump cũng đưa ra nhiều tín hiệu cho thấy ông sẵn sàng đàm phán với Bắc Kinh, nhấn mạnh mong muốn hợp tác để giải quyết cuộc chiến Nga - Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông cũng ám chỉ khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử trước đó, ông Trump đă cam kết sẽ "chiến thắng trong cuộc cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc" và bổ nhiệm nhiều quan chức có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh. Do đó, Trung Quốc có thể đang đánh giá rằng không nên leo thang căng thẳng vào thời điểm này.
Không gian cho đàm phán vẫn c̣n?
Mức thuế 10% vẫn thấp hơn nhiều so với mức 60% mà ông Trump từng đề xuất trong chiến dịch tranh cử. Đáng chú ư, ông chủ yếu liên hệ các biện pháp thuế quan này với vai tṛ của các nhà cung cấp Trung Quốc trong hoạt động buôn bán fentanyl - một loại thuốc giảm đau opioid bị lạm dụng nghiêm trọng tại Mỹ - thay v́ tập trung vào thâm hụt thương mại giữa hai nước.
Giới quan sát nhận định rằng Tổng thống Trump có thể đang chờ kết quả của một cuộc điều tra lớn về quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Cuộc điều tra này được ông chỉ đạo thông qua một sắc lệnh hành pháp kư vào ngày đầu tiên nhậm chức. Theo một bài phân tích đăng trên trang web của Viện Phát triển Fudan (Thượng Hải, Trung Quốc), ông Trump có thể tận dụng kết quả điều tra để áp đặt hoặc mở rộng thuế quan, gây áp lực lên Bắc Kinh và chờ đợi nhượng bộ.
Bản đánh giá do Tổng thống Trump chỉ đạo dự kiến sẽ được công bố vào ngày 1/4 sắp tới. Trong thời gian này, Trung Quốc có cơ hội xây dựng quan hệ với chính quyền Mỹ hoặc t́m kiếm một thỏa thuận thương mại nhằm tránh những biện pháp kinh tế khắc nghiệt hơn.
Bắc Kinh sẽ đáp trả ra sao?
Thông điệp từ giới lănh đạo Trung Quốc vừa qua chủ yếu mang tính ḥa giải. Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos rằng Bắc Kinh muốn "thúc đẩy thương mại cân bằng". Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận B́nh kêu gọi một "khởi đầu mới" trong quan hệ Mỹ - Trung.
Bắc Kinh cũng nhấn mạnh rằng việc khiếu nại lên WTO là cách chứng tỏ nước này tuân thủ các quy tắc toàn cầu, trong khi chính quyền Trump bị mô tả là "bên vi phạm luật chơi". Trung Quốc cũng phản bác cáo buộc của Mỹ liên quan đến fentanyl, khẳng định cuộc khủng hoảng opioid là "vấn đề nội bộ của Mỹ".
Tuy vậy, giới quan sát vẫn chờ xem liệu Trung Quốc có công bố thêm các biện pháp trả đũa thương mại trong những ngày tới hay không. Một bài xă luận trên đài truyền h́nh CCTV ngày 2/2 vừa qua đă lên án mức thuế quan "sai lầm", đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác song phương.
Cân nhắc chiến lược đối phó
Các chuyên gia Trung Quốc nhận định mức thuế 10% không có tác động quá lớn so với cuộc chiến thương mại căng thẳng năm 2018. Khi đó, ông Trump đă áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh trả đũa bằng thuế quan trị giá 185 tỷ USD đối với hàng hóa Mỹ.
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, Washington không dỡ bỏ các mức thuế quan cũ mà áp dụng chiến lược "sân nhỏ, hàng rào cao" để hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Đáp lại, Bắc Kinh cũng tăng cường kiểm soát xuất khẩu khoáng sản và công nghệ quan trọng nhằm đáp trả Mỹ.
Trong những tuần tới, Trung Quốc có thể tiếp tục sử dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu hoặc áp thuế trả đũa để gây áp lực lên Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn.
Mặc dù vậy, Bắc Kinh cũng đă chuẩn bị đối phó với những tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump. Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn số liệu cho thấy xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 3% GDP và chưa đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này phản ánh sự dịch chuyển thương mại của Trung Quốc sang các đối tác khác nhằm giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Trung Quốc chờ đợi cơ hội đàm phán
Bà Keyu Jin, Phó Giáo sư Kinh tế tại Trường Kinh tế London, nhận định tại Davos rằng Trung Quốc đă có sự chuẩn bị từ lâu để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ, đa dạng hóa đối tác thương mại và hệ thống tài chính. "Thuế quan sẽ gây tổn hại cho cả hai nước. Nhưng bạn đă thấy một sự chuyển hướng dần dần của thương mại sang các nước khác", bà Jin đă nói.
Đáng chú ư, bà cũng cho rằng Trung Quốc coi Tổng thống Trump là "người có thể đàm phán được" và vẫn để ngỏ khả năng đạt được một thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
Với các động thái đang diễn ra, giới quan sát sẽ theo dơi chặt chẽ những bước đi tiếp theo của Washington và Bắc Kinh, khi căng thẳng thương mại tiếp tục là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
VietBF@ sưu rập
|