Trung Quốc nhượng bộ ông Trump - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Trung Quốc nhượng bộ ông Trump
Sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế 10% hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh lại đang tỏ rơ động thái muốn đưa các cuộc đàm phán thương mại trở lại bàn nghị sự thay v́ trả đũa thuế quan.


Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Hội nghị G20 ở Nhật Bản năm 2019. Ảnh: Reuters.

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa ra đề xuất mở đường đàm phán với Mỹ, nhằm tránh việc Nhà Trắng gia tăng thuế quan với hàng hóa nước này cũng như các biện pháp thắt chặt kiểm soát công nghệ. Điều này cho thấy Trung Quốc rất mong muốn sớm khởi động lại các cuộc đàm phán với chính quyền của Tổng thống Trump.

The Wall Street Journal cho biết theo các nguồn tin thân cận với chính phủ Bắc Kinh và Washington, đề xuất của Trung Quốc chủ yếu xoay quanh việc khôi phục thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 kư kết vào đầu năm 2020.

Tuy nhiên, việc trở lại một thỏa thuận từng bị trục trặc trước đây dự báo gây ra nhiều tranh căi trong nội bộ chính quyền Trump về chiến lược đàm phán với Bắc Kinh.

Căng thẳng nhưng chưa sẵn sàng “đụng độ”

Mặc dù từ ngày 30/1, Mỹ đă chính thức áp thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc để trừng phạt việc nước này không kiểm soát hoạt động sản xuất fentanyl, cả hai bên dường như vẫn chưa muốn đẩy căng thẳng lên thành một cuộc chiến thương mại toàn diện.

Hành động áp thuế 10% của Nhà Trắng được coi là áp lực nhằm buộc Trung Quốc phải hành động mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát fentanyl. Tuy nhiên, Trung Quốc không xem đây là đ̣n "tối hậu" và vẫn t́m kiếm cửa đối thoại.

Điều này thể hiện rơ qua việc Chủ tịch Tập Cận B́nh phát tín hiệu sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán, ông Trump cũng thể hiện thiện chí bằng cách tŕ hoăn phần lớn mức thuế đă cam kết áp đặt lên Bắc Kinh trước đó.

Theo nguồn tin thân cận, Bắc Kinh coi thuế 10% là cách chính quyền Trump gia tăng áp lực, nhưng đây vẫn chưa phải là mức "áp lực tối đa" mà Trung Quốc không thể chịu đựng được. Ông Trump trước đó từng đe dọa nâng thuế lên đến 60%.

Phản ứng ban đầu của Trung Quốc trước hành động áp thuế cũng được đánh giá là khá ôn ḥa: Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dù cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đă bị vô hiệu hóa từ nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Bắc Kinh cũng kêu gọi “đối thoại thẳng thắn” với Mỹ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington ra tuyên bố yêu cầu Mỹ “sửa chữa những sai lầm của ḿnh”.

Trước đó, tại lễ nhậm chức của ông Trump vào ngày 20/1, Phó chủ tịch Trung Quốc Hàn Chính đă nhấn mạnh với đội ngũ cố vấn của ông Trump rằng Bắc Kinh sẵn sàng thảo luận về các vấn đề như TikTok, fentanyl và thương mại.

Bắc Kinh đặc biệt muốn t́m hiểu "mức giá" đàm phán của chính quyền ông Trump, nhất là trong các vấn đề thuế quan và công nghệ.

Chiến thuật “nhượng bộ” của Bắc Kinh

Theo các nguồn tin, chiến lược đàm phán của Trung Quốc sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 (Phase One) được kư vào đầu năm 2020 nhưng chưa bao giờ thực hiện đầy đủ.

Thỏa thuận này yêu cầu Trung Quốc tăng mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ thêm 200 tỷ USD trong hai năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy con số này quá khó để đạt được. Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Trung Quốc chỉ thực hiện 58% cam kết trong thỏa thuận, thậm chí không mua nhiều hơn mức nhập khẩu của năm 2017.

Trong nỗ lực thiết lập lại đàm phán, Trung Quốc cũng dự kiến đề xuất tăng mạnh mua hàng hóa Mỹ, bao gồm nông sản, năng lượng và sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, Trung Quốc c̣n cam kết tăng đầu tư vào Mỹ trong các lĩnh vực như pin xe điện, không phá giá nhân dân tệ để đạt lợi thế cạnh tranh và hạn chế xuất khẩu hóa chất gây nghiện fentanyl.

Ngược lại, Trung Quốc cũng mong muốn Mỹ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu chip và các sản phẩm công nghệ cao - những mặt hàng cực kỳ quan trọng đối với ngành công nghiệp của nước này.


Bắc Kinh muốn có quyền tiếp cận các mặt hàng công nghệ quan trọng như chip bán dẫn của Mỹ - những sản phẩm đang bị hạn chế xuất khẩu. Ảnh: WSJ.

Để tạo thiện chí, Bắc Kinh cũng có kế hoạch coi TikTok như một “vấn đề thương mại” thay v́ chính trị. Theo đó, chính phủ Trung Quốc sẽ không can thiệp vào việc ByteDance - công ty mẹ của TikTok - đàm phán với các nhà đầu tư Mỹ về phương án chia sẻ quyền kiểm soát.

Tuy nhiên, chưa rơ Bắc Kinh có sẵn sàng từ bỏ quyền kiểm soát thuật toán của TikTok hay không. Thuật toán này đă được Trung Quốc đưa vào danh mục kiểm soát xuất khẩu, nghĩa là bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến TikTok đều có thể gặp trở ngại lớn.

Bước đi của Trung Quốc phản ánh mong muốn của Chủ tịch Tập trong việc đưa ông Trump vào tâm thế sẵn sàng đàm phán, đặc biệt khi nền kinh tế Trung Quốc đang chịu áp lực lớn. Đồng thời, ông Tập vẫn duy tŕ sự kiểm soát chặt chẽ để chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh lâu dài với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.

Bắc Kinh cũng đang xây dựng một “bộ công cụ trả đũa” để có thêm lợi thế trong đàm phán. Arthur Kroeber, chuyên gia từ Gavekal Dragonomics, nhận định: “Trung Quốc rất mong muốn bước vào các cuộc đàm phán thương mại. Mục tiêu chính là làm giảm áp lực từ Mỹ hơn là đạt được lợi ích cụ thể”.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đă thể hiện rơ rằng ông sẵn sàng dùng thuế quan làm công cụ gây áp lực lên Trung Quốc, không chỉ về thương mại mà cả các vấn đề địa chính trị.

Ông từng chỉ trích thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc với Mỹ và yêu cầu Bắc Kinh mua thêm hàng hóa Mỹ để thu hẹp khoảng cách này. Ông Trump cũng yêu cầu ông Tập giúp chấm dứt chiến tranh Nga - Ukraine và sẵn sàng sử dụng thuế quan như một con bài mặc cả.

Với những áp lực này, ông Tập có lư do để cố gắng làm dịu ông Trump trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lănh đạo. Hiện ông Trump đă chỉ đạo các cơ quan liên bang rà soát quan hệ kinh tế Mỹ - Trung và đưa ra khuyến nghị vào đầu tháng 4 về hướng đi của Mỹ.

Tuy nhiên, với đội ngũ cố vấn có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc, Washington có thể áp đặt gói chính sách nhằm đẩy nền kinh tế Mỹ xa khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc hơn nữa.

Điều này có thể bao gồm thuế cao hơn đối với không chỉ hàng hóa Trung Quốc mà cả các sản phẩm có linh kiện từ Trung Quốc, cũng như mở rộng hạn chế xuất khẩu công nghệ Mỹ sang Trung Quốc.

Song, thảo luận về thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 có thể làm dấy lên tranh luận trong nội bộ chính quyền ông Trump. Trong nội bộ chính quyền hiện tại, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent tỏ ra cởi mở với việc thúc đẩy Trung Quốc thực hiện cam kết của Giai đoạn 1, thậm chí yêu cầu một điều khoản “bù đắp” cho những năm trước.

Trái ngược lại, những cố vấn khác như Peter Navarro hay đội ngũ an ninh quốc gia có thể thúc đẩy cách tiếp cận cứng rắn hơn, tập trung vào các mối đe dọa an ninh.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nhận định rằng dù bên trong chính quyền ông Trump vẫn có những chính sách cứng rắn với Trung Quốc, nhưng chính bản thân Tổng thống Mỹ có thể là cánh cửa tốt nhất cho Bắc Kinh để tránh một cuộc chiến thương mại leo thang. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc ông Trump sẽ dễ dàng nhượng bộ.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 4 Hours Ago
Reputation: 13884


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 35,401
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cc2d8919b4575d090446.jpg
Views:	0
Size:	45.6 KB
ID:	2485430
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,713 Times in 1,551 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 11 Post(s)
Rep Power: 46 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05885 seconds with 12 queries