Loại cỏ này có cái tên rất kỳ lạ - “hai quả thận”, gắn liền với công dụng đặc biệt của chúng đối với sức khỏe con người.
Ở châu Á có một giống cỏ dại mang tên “song thận thảo” (tạm dịch: cỏ hai thận). Ngoài ra, nó c̣n có tên gọi khác là song thận sâm, thận kinh thảo, tất cả đều bắt nguồn từ công dụng y dược của chúng đối với sức khỏe con người.
Tại Việt Nam, “song thận thảo” được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là “lan kiến c̣ răng” (tên khoa học: Habenaria dentata). Cây khá thấp, thường không quá 60cm. Chúng phân bố khắp 3 miền ở nước ta, ngoài ra c̣n xuất hiện ở nhiều nước khác như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia…
Không chỉ có giá trị làm cảnh, loài thực vật này c̣n được dùng làm thuốc ở Trung Quốc. Trong ngành y học cổ truyền nước này, rễ củ của song thận thảo là một loại dược liệu quư.
Rễ củ của song thận thảo thường thuôn dài, có h́nh bầu dục giống như quả thận. Loại củ này có thể ăn được, thường được người dân Trung Quốc dùng để nấu canh bồi bổ sức khỏe, rất tốt cho người bị đau lưng, thận yếu.
Đặc biệt, rễ củ của song thận thảo đă được dùng làm thuốc gần 1.000 năm qua. Người ta thường đào rễ củ này vào mùa thu, sau đó rửa sạch để dùng tươi hoặc phơi khô, cất trữ để dùng dần. Rễ củ song thận thảo có công dụng bổ thận, nhuận phổi, thanh nhiệt và giải độc.
Một số loại bệnh như thận hư, đau thắt lưng, suy nhược cơ thể, đau bụng, nhiễm trùng đường tiết niệu đều có thể sử dụng song thận thảo để hỗ trợ điều trị. Trong cuốn ‘Thảo dược dân gian thường dùng của Côn Minh” (Trung Quốc) có ghi, song thận thảo giúp nuôi dưỡng phổi và thận, là vị dược liệu giúp lợi tiểu và giảm viêm.