Thiên tài toán học một thời lại không thể tốt nghiệp đại học, cũng không có công việc ổn định suốt hàng chục năm, phải sống nhờ trợ cấp.
Lưu Hán Thanh sinh ra trong một gia đ́nh nông thôn ở tỉnh Giang Tô, bố mẹ làm nông dân nên hoàn cảnh gia đ́nh rất khó khăn. Cậu bộc lộ niềm đam mê với các con số từ khi c̣n nhỏ, tư duy nhạy bén nên điểm toán luôn cao vượt trội. Lưu Hán Thanh bắt đầu học toán cao cấp từ năm 11 tuổi, được thầy cô và bạn bè gọi là thần đồng toán học. Suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, điểm số các môn tự nhiên Toán, Lư, Hóa của Hán Thanh luôn đứng đầu.
Năm 16 tuổi, Lưu Hán Thanh đỗ thủ khoa Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, ngôi trường trọng điểm quốc gia về lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Cậu là niềm tự hào của gia đ́nh và cả làng khi trở thành thanh niên đầu tiên đỗ đại học thời điểm đó. Ngày Lưu Hán Thanh thu dọn hành lư để đến trường, cả làng kéo đến chúc mừng và ra tiễn cậu.
Lưu Hán Thanh chọn chuyên ngành Vật liệu xây dựng theo lời khuyên của bạn bè dù không liên quan đến đam mê toán học của cậu. Hai năm đầu cuộc sống đại học của chàng trai này trôi qua khá suôn sẻ. Bên cạnh việc học các môn chuyên ngành, Lưu Hán Thanh dành thời gian nghiên cứu toán học, đọc tài liệu về toán.
Đến năm 3 đại học, Lưu Hán Thanh t́nh cờ đọc được Giả thuyết Goldbach của nhà toán học nổi tiếng Christian Goldbach khiến cậu quay lại say mê nghiên cứu lư thuyết số Toán học, bỏ cả các môn học chuyên ngành ở trên trường. Dù bạn bè và giáo viên khuyên ngăn, Lưu Hán Thanh vẫn bỏ ngoài tai, kết quả cậu bị trượt nhiều môn đến mức không thể tốt nghiệp đúng hạn.
Nhà trường tạo điều kiện cho Lưu Hán Thanh học lại nhưng Lưu Hán Thanh cũng chẳng mặn mà. Cuối cùng thiên tài toán học năm nào không thể tốt nghiệp đại học do trượt môn quá số lượng quy định. Hán Thanh trở về quê hương nhốt ḿnh trong nhà để tiếp tục nghiên cứu, mặc lời bàn tán của dân làng. Không ít người thất vọng với quyết định của Lưu Hán Thanh, không có bằng đại học đồng nghĩa với việc dập tắt hy vọng về tương lai xán lạn. Cha mẹ Lưu Hán Thanh lo lắng thuyết phục anh ra ngoài t́m việc làm nhưng chàng trai này hoàn toàn phớt lờ.
Sau 4 năm kể từ ngày rời đại học, Lưu Hán Thanh đă công bố một bài báo khoa học có tựa đề "Sự phân bố của các số nguyên tố trong dăy số tự nhiên". Đó là kết quả đáng chú ư duy nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của anh. Tuy nhiên bài báo của Lưu Hán Thanh lại được các giáo sư góp ư về việc lập luận chưa chặt chẽ, c̣n nhiều lỗ hổng chưa đủ bằng chứng thuyết phục để chứng minh giả thuyết.
Thay v́ tiếp nhận góp ư, Hán Thanh lại khẳng định bản thân không sai và từ chối sửa bài báo theo lời nhận xét của các nhà khoa học. Toán học trở thành nỗi ám ảnh khi Lưu Hán Thanh tiếp tục vùi đầu vào nghiên cứu suốt 30 năm sau đó, không việc làm, không thu nhập cũng không phụ giúp bố mẹ. Ông cho rằng chỉ có nghiên cứu toán học mới tương xứng với tài năng của ḿnh, những việc khác sẽ gây lăng phí thời gian và công sức.
Ở tuổi U60, người đàn ông này sống dựa vào trợ cấp sinh hoạt 400 NDT/tháng (1,4 triệu đồng). Bố mẹ Lưu Hán Thanh dù đă lớn tuổi nhưng vẫn phải tiếp tục công việc đồng áng để duy tŕ thu nhập cho cả gia đ́nh.
Sau khi câu chuyện của Lưu Hán Thanh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, bạn học cũ đă đến nhà thăm người đàn ông này. Họ bày tỏ sự khâm phục với cách ông Lưu kiên tŕ với đam mê của ḿnh. Bạn cũ đă hỗ trợ Lưu Hán Thanh 10.000 NDT (33 triệu đồng) tiền mặt và giúp ông sửa ngôi nhà dột nát xuống cấp. Tuy nhiên câu chuyện của Lưu Hán Thanh gây ra tranh căi khi mọi người đều cho rằng người đàn ông này quá cứng nhắc với đam mê của bản thân, sống không thực tế dẫn đến mù quáng, khiến bố mẹ già vẫn phải vất vả.
VietBF@sưu tập