Bữa đăng cái bài nói về vụ hột vịt lộn, có bạn hỏi Phễu tui "tại sao lại gọi là hột vịt lộn". Tính viết thêm cái p.s trong bài để chú thích, nhưng vậy th́ bà con nào đọc bài rồi sẽ không đọc lại, thành ra bị sót. Nhưng bận quá, nên thôi.
Bữa nay dạo fb, coi chúc nhau một hồi nên... chán. Bèn viết tiếp cái ư bữa trước.
Cái chữ hột vịt lộn hồi giờ chưa thấy ai giải nghĩa. Sợt Gúc Gồ th́ cũng hong thấy luôn. Có mấy thông tin đại khái là "lỡ tay mà lấy trứng đă ra con luộc ăn, thấy có con tiếc quá mới kêu lên “lộn rồi”, nên mới chết tên thành “trứng vịt lộn”. Hay cách giải thích khác, nói trứng vịt lại được ấp bởi mẹ gà, “lộn xộn” như vậy nên gọi là “trứng lộn”. Cũng có cách nghe khá "hàn lâm" là từ “lộn” mang nghĩa “chuyển sinh”" ǵ ǵ đó.
(Mấy cái đó là nói chơi ba đía cho vui, không có cơ sở ǵ hết. Nhậu nói chơi th́ được, chứ có người nước ngoài nào hỏi mà nói vậy th́ nhục mặt v́ nói chuyện đâm hơi.)
*
Theo vài tài liệu, hột vịt lộn có từ thời nhà Minh và được mang vô nước ta.
Và chữ "lộn" không phải là lộn ngược lộn xuôi ǵ hết nha. Mà đó là đọc theo âm Quan Thoại. V́ tiếng Quan Thoại đọc "trứng" (卵: noăn) là /luǎn/.
Điều này chắc chắn cũng không phải là vô t́nh hay hiện tượng trùng hợp ǵ hết. V́ dấu vết của nó c̣n được thấy trong chữ Nôm. Trong chữ Nôm "lộn" được viết là 孵, bao gồm phần gợi âm là chữ 卵 (/luǎn/-phát âm gần giống chữ "lộn") và phần gợi ư là 孚 (nghĩa là [gà chim] ấp trứng).
Thế là đă rơ. Người Minh (hoặc Thanh) mang hột vịt lộn vào VN, và chữ "lộn" là được đọc theo âm Quan Thoại, sau đó được các cụ biên thành chữ Nôm luôn.
Trong dân gian, để "xả xui" người ta thường ăn hột vịt lộn (cho nó "lộn" lại). Nghe nói ăn phải là số lẻ. C̣n nếu ăn nhằm số chẵn th́ ra... trồng cây chuối là ok. Kkkkkk...
Và cũng không phải là con vịt lộn đẻ ra trứng (hột) vịt lộn đâu nha.
Ahihi...
VietBF@sưu tập