Từ sáng 27/1 (giờ địa phương), Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng các cựu tù nhân đă đặt hoa tại Bức tường Tử thần của trại tập trung Auschwitz.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2483073&stc=1&d=1738031431)
Những người sống sót sau cuộc thảm sát Holocaust tham gia buổi lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng trại Auschwitz-Birkenau ở Oswiecim (Ba Lan). Ảnh: Getty Images/The Guardian.
Ngày 27/1, nhiều nhà lănh đạo thế giới đă dự buổi lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng Auschwitz, trại tập trung của Đức Quốc xă ở Ba Lan, một biểu tượng của cuộc diệt chủng người Do Thái trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Từ sáng 27/1 (giờ địa phương), Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng các cựu tù nhân đă đặt hoa tại Bức tường Tử thần của trại tập trung Auschwitz.
Trong buổi lễ bắt đầu lúc 15h theo giờ GMT, tức 22h theo giờ Việt Nam, hàng chục lănh đạo thế giới bao gồm Vua Charles III của Anh, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Olaf Schol cùng khoảng 50 nạn nhân sống sót ở trại Auschwitz tham dự lễ tưởng niệm diễn ra bên ngoài cổng trại tập trung.
Buổi lễ năm nay diễn ra với các bài phát biểu của các nạn nhân thay v́ diễn văn của các nhà lănh đạo.
Trong bối cảnh lịch sử ngày một lùi xa, những người sống sót trên khắp thế giới đă bày tỏ mong muốn rằng kư ức về những ǵ đă xảy ra sẽ được lưu giữ khi không c̣n nhân chứng sống nào nữa.
Các nạn nhân của nạn diệt chủng cũng cảnh báo về sự gia tăng của ḷng căm thù và chủ nghĩa bài Do Thái trên khắp thế giới và nỗi lo sợ lịch sử sẽ lặp lại.
Ban Tổ chức sự kiện cho biết đây có thể là lễ kỷ niệm lớn cuối cùng với một nhóm người sống sót lớn như vậy.
Ra đời năm 1940, Auschwitz là trại tập trung lớn nhất, biểu tượng cho cuộc diệt chủng của Đức Quốc xă đối với 6 triệu người Do Thái ở châu Âu, khi khoảng 1 triệu người Do Thái đă bị sát hại tại địa điểm này trong ṿng 5 năm, từ 1940-1945, cùng với hơn 100.000 người không phải là người Do Thái.
Vào ngày 27/1/1945, Hồng quân Liên Xô đă giải phóng "trại tử thần" khét tiếng này và t́m được khoảng 7.000 người sống sót.
Ngày này về sau được lấy làm Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa diệt chủng của phátxít Đức (Holocaust).
Trong một phát biểu nhân sự kiện, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă ca ngợi những người lính Hồng quân Liên Xô đă chấm dứt "tội ác toàn diện" của trại Auschwitz.
Theo Điện Kremlin, nhà lănh đạo Nga khẳng định sự vĩ đại của chiến thắng này sẽ măi măi được ghi vào lịch sử thế giới và là động lực để nước Nga nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa bài Do Thái, bài Nga hay các hệ tư tưởng phân biệt chủng tộc khác.
Phát biểu từ Rome, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đă lên án "tai họa" của chủ nghĩa bài Do Thái và khẳng định ưu tiên của chính phủ bà là giải quyết chủ nghĩa này dưới mọi h́nh thức mới xuất hiện.
Trong một bài đăng trước đó trên mạng xă hội, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh châu Âu có nghĩa vụ tôn vinh kư ức về các nạn nhân của cuộc diệt chủng Holocaust và ghi nhớ những tội ác không thể diễn tả được của Đức Quốc xă.
Nhân sự kiện này, Cơ quan Lưu trữ quốc gia Israel thông báo sẽ cấp quyền truy cập trực tuyến cho công chúng đối với hàng trăm ngh́n tài liệu từ phiên ṭa xét xử tội phạm chiến tranh Đức Quốc xă Adolf Eichmann, một trong những “tác giả” chính của cuộc diệt chủng Holocaust.
Tuyên bố cho biết khoảng 380.000 trang tài liệu gồm lời khai, bằng chứng, ảnh và danh sách đă được tải lên nền tảng trực tuyến.
Eichmann bị kết tội chủ mưu thực hiện "giải pháp cuối cùng," kế hoạch tiêu diệt người Do Thái của Đức Quốc xă, và bị xử tử bằng h́nh thức treo cổ vào năm 1962.
Cùng ngày, Thư viện Holocaust Wiener có trụ sở tại London (Anh) cũng ra mắt cổng thông tin trực tuyến mới với hơn 150.000 tài liệu như ảnh, biên bản và lời khai, nêu chi tiết về cuộc diệt chủng 6 triệu người Do Thái ở châu Âu của Đức Quốc xă.
Lănh đạo thư viện cho biết nhu cầu bảo vệ sự thật đă trở nên cấp thiết hơn do sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái và các h́nh thức thông tin sai lệch và thù hận khác.
VietBF@ sưu tập