Theo như các đồng minh của Mỹ trong Liên Hiệp Châu Âu và nhất là trong NATO «bấn loạn» v́ nhiều lẽ về lời tuyên bố mới đây của Tổng thống đắc cử Donald Trump về khả năng «dùng đ̣n thương mại và kể cả sức mạnh quân sự» để thôn tính vùng tự trị Groenland dưới sự kiểm soát của Đan Mạch từ năm 1814 vừa qua đă khuynh đảo các đồng minh châu Âu.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=2475664&stc=1&d=1736438638)
Cờ Groenland ở khu vực Igaliku, Groenland, ngày 05/07/2024. via REUTERS - Ida Marie Odgaard
Nga - Trung mỉm cười, các đồng minh châu Âu của Mỹ trong thế « bấn loạn ». Hơn 10 ngày trước lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trong cuộc họp báo hôm 07/01/2025, Donald Trump đă phác họa chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cho 4 năm sắp tới. Sau tuyên bố về « Canada, tiểu bang thứ 51 » của Mỹ, việc ông Trump từ chối loại trừ khả năng chiếm đoạt « bằng đ̣n thuế quan hay sức mạnh quân sự » kênh đào Panama và vùng Groenland của Đan Mạnh gây nhiều chú ư.
Dù chưa chính thức là tổng thống Hoa Kỳ, chắc chắn là tuyên bố của Trump được từ Nga đến Trung Quốc cùng « rất lắng nghe » với câu hỏi phải chăng tổng thống thứ 47 của nước Mỹ đang muốn « vẽ lại bản đồ thế giới » ?
Theo giải thích của ông Trump, kênh đào Panama cũng như Groenland đều « hết sức quan trọng để bảo đảm an ninh cho kinh tế » của Hoa Kỳ. Tiếp theo cuộc họp báo ở Florida hôm 07/01/2025, tổng thống đắc cử cao hứng đề nghị đổi tên « Vịnh Mêhicô » thành « Vịnh Hoa Kỳ ». Từ cuối năm 2024, cũng ông Trump cố ư gọi thủ tướng Justin Trudeau là « thống đốc Canada », bang thứ « 51 » của nước Mỹ.
Vấn đề đặt ra là các nước từ Canada đến Mêhicô hay Đan Mạch đều là những « đồng minh » của Washington. Canada và Đan Mạch là hai thành viên trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. C̣n Mêhicô cũng như Canada là những láng giềng sát cạnh và hai đối tác thương mại quan trọng bậc nhất của Washington.
Tuyên bố của ông Trump về khả năng « dùng đ̣n thương mại và kể cả sức mạnh quân sự » để thôn tính vùng tự trị Groenland dưới sự kiểm soát của Đan Mạch từ năm 1814 khiến các đồng minh của Mỹ trong Liên Hiệp Châu Âu và nhất là trong NATO « bấn loạn » v́ nhiều lẽ.
Trước hết, ông Donald Trump có nhiều lư do để muốn thâu tóm Groenland. Ở nhiệm kỳ đầu (2017-2021), nhà tỷ phú Mỹ đă nêu lên ư định đ̣i « kiểm soát » hay mua lại Groenland của Đan Mạch, bởi đó là một vùng giàu tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác, từ dầu khí đến uranium và trên dưới 50 kim loại hiếm « mang tính chiến lược cho thời công nghệ số ».
Với diện tích lớn gấp 4 lần nước Pháp, 80 % vùng đất này c̣n ngủ vùi dưới các lớp băng tuyết. Nhưng hiện tượng Trái đất bị hâm nóng đang mở ra viễn cảnh cho nhiều con đường giao thương mới. Việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản trong vùng lănh thổ này cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Viễn cảnh đó làm dấy lên những tham vọng cả về chiến lược, quân sự lẫn kinh tế từ phía Nga, Trung Quốc.
Chính quyền Trump năm 2019 cũng đă viện lư do an ninh để đ̣i « mua lại Groenland của Đan Mạch » v́ cho rằng không phận và hải phận ở bờ đông Groenland không được bảo vệ an ninh « đúng mức ». Điều mà cách nay 5 năm Washington không nói ra là Hoa Kỳ vẫn duy tŕ căn cứ quân sự Pituffik tại phía bắc Groenland. Theo các chuyên gia quân sự, trong trường hợp chiến tranh, « Groenland là đường chim bay ngắn nhất để phóng tên lửa về phía Nga ».
Là quốc gia trực tiếp liên quan, Đan Mạch đă có hai phản ứng trái ngược về tuyên bố của ông Trump. Trước hết, đại sứ Đan Mạch tại Washington tuyên bố Copenhagen không có ư định « chuyển nhượng » một phần lănh thổ của ḿnh cho bất kỳ một ai. Nhưng ngoại trưởng Đan Mạch sáng nay thận trọng hơn khi cho biết « để ngỏ khả năng đối đối thoại » để « thỏa măn một số tham vọng của Hoa Kỳ tại Bắc Cực ».
Về phần ḿnh, ngoại trưởng Mỹ sắp măn nhiệm Antony Blinken, dự một hội thảo tại Paris, cảnh báo các đồng minh châu Âu : Chớ v́ « kịch bản Mỹ chiếm đoạt Groenland sẽ không xảy ra » mà làm phương hại đến quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương trong tương lai.
Tuy nhiên, tất cả những yếu tố vừa nêu cho thấy, thứ nhất chính quyền Trump 2 sẵn sàng đẩy mạnh hơn nữa ư tưởng Mỹ có thể làm được tất cả mọi thứ để đạt được mục tiêu mong muốn. Washington không quan tâm rằng các đối tượng nhắm tới có là « đồng minh » hay không, có gắn kết với Hoa Kỳ bằng những hiệp định kinh tế và quân sự hay không.
Thứ hai, nếu biến lời đe dọa thành hiện thực, tức là v́ lợi ích của nước Mỹ cả về mặt chiến lược lẫn kinh tế, chính quyền Trump có thể sử dụng « sức mạnh quân sự » để chiếm đoạt một vùng lănh thổ của những quốc gia khác th́ có khác ǵ điều mà tổng thống Nga Vladimir Putin đă làm từ khi mở « chiến dịch quân sự đặc biệt » tháng 2/2022 để chiếm những vùng đất giàu tài nguyên của Ukraina ? Tại Bắc Kinh, ông Tập Cận B́nh sẽ tính toán những ǵ khi mà Washington đă mở đường « thôn tính Groenland, chiếm đoạt kênh đào Panama hay thâu tóm Canada » ? Trung Quốc đă công khai phô trương những tham vọng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, ở eo biển Đài Loan, liệu Tập Cận B́nh noi theo ông Trump ?
Giáo sư Olivier Schmitt, thuộc Viện Quân Sự Học Viện Quốc Pḥng Đan Mạch, không loại trừ khả năng tổng thống Mỹ tương lai Donald Trump đang muốn NATO trở thành một dạng Hiệp Ước Vacxava, có nghĩa là một liên minh đặt dưới sự chỉ đạo của một siêu cường quân sự và áp đặt tham vọng của Mỹ bằng sức mạnh.
Nhà Trung Quốc học Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, mỉa mai cho rằng chắc chắn là Nga và Trung Quốc đang rất hài ḷng thấy Liên minh Bắc Đại Tây Dương « bị chia rẽ nội bộ » và đó là một sự « phá hoại từ ở bên trong ».
Điểm cuối cùng và có lẽ quan trọng hơn cả liên quan đến những tuyên bố của ông Donald Trump về Groenland là sự im lặng đến đáng ngại của Liên Hiệp Châu Âu và của rất nhiều thành viên trong đại gia đ́nh NATO.
Luân Đôn từ chối b́nh luận về ư định của lănh đạo tương lai Hoa Kỳ đ̣i chiếm đoạt lănh thổ của Đan Mạch. Copenhagen là thành viên Liên Âu, nhưng trong 48 giờ qua, Bruxelles tuyệt nhiên im lặng trước đe dọa nhắm vào toàn vẹn lănh thổ của một nước trong khối. Chỉ có Đức, Pháp hay Tây Ban Nha với tư cách cá nhân báo trước không dễ để Donald Trump thực hiện tham vọng vẽ lại bản đồ thế giới.