Trong một bài phát biểu tại Nhà thờ Hồi giáo Ummayad, thủ lĩnh phe đối lập ở Syria al-Jolani khẳng định: "Người dân đă kiệt sức v́ chiến tranh. Syria không sẵn sàng cho một cuộc xung đột mới và sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào nữa".
Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8/12/2024. Ảnh: THX
Khi ánh sáng b́nh minh le lói trên thủ đô Syria, đất nước này đă chứng kiến một sự chuyển ḿnh chưa từng có. Abu Mohammed al-Jolani, thủ lĩnh của lực lượng đối lập Hayat Tahrir al-Sham (HTS), đă tuyên bố lật đổ chính quyền kéo dài hơn 50 năm của gia đ́nh ông Assad và kết thúc cuộc nội chiến 13 năm đầy đẫm máu.
Trong một bài phát biểu tại Nhà thờ Hồi giáo Ummayad, thủ lĩnh al-Jolani khẳng định: "Người dân đă kiệt sức v́ chiến tranh. Syria không sẵn sàng cho một cuộc xung đột mới và sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào nữa".
Đây là bước ngoặt lịch sử của một quốc gia vốn bị tàn phá bởi nội chiến, các cuộc tấn công khủng bố và sự can thiệp của các thế lực quốc tế.
Nhưng điều khiến sự kiện này trở nên đặc biệt hơn cả là chính al-Jolani, một người từng gắn bó với các nhóm cực đoan như Al-Qaeda (một tổ chức nhiều nước liệt vào danh sách khủng bố), giờ đây lại trở thành gương mặt đại diện cho hy vọng về ḥa b́nh và tái thiết.
Trong thập kỷ qua, ông al-Jolani đă thay đổi đáng kể h́nh ảnh của ḿnh. Từ một thủ lĩnh thánh chiến của Mặt trận Al-Nusra, chi nhánh Syria của Al-Qaeda, ông đă chuyển ḿnh thành một nhân vật chính trị ôn ḥa hơn.
Bỏ đi bộ đồ chiến binh và chiếc khăn xếp, ông al-Jolani giờ đây xuất hiện trong những bộ áo khoác kiểu phương Tây, cắt tỉa râu và sử dụng tên thật, Ahmed al-Sharaa thay v́ biệt danh của ḿnh.
Sự thay đổi này không chỉ mang tính biểu tượng. Nó là một chiến lược quan hệ công chúng nhằm tái định vị bản thân ông như một nhà lănh đạo đáng tin cậy trên trường quốc tế.
Ḥa b́nh mong manh
Dù vậy, chặng đường phía trước của Syria vẫn đầy thử thách. Đất nước này giờ đây phải đối mặt với bài toán khó: liệu một chính quyền do HTS lănh đạo có thể ổn định đất nước và tái thiết xă hội đa sắc tộc hay không?
Ông Al-Jolani phải t́m cách hợp nhất các phe phái c̣n lại, bao gồm người Alawite, người Shiite, người Druze, người Kurd và người theo đạo Thiên Chúa, trong khi ngăn chặn nguy cơ từ các nhóm cực đoan khác.
Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Syria, Geir Pedersen, đă thừa nhận sự thay đổi của HTS và nhấn mạnh: "Họ đă gửi đi những thông điệp về sự đoàn kết và bao trùm, điều chưa từng có trước đây".
Tuy nhiên, LHQ vẫn coi HTS là một tổ chức khủng bố. Việc loại HTS khỏi danh sách tổ chức khủng bố và thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ phụ thuộc vào khả năng của ông al-Jolani trong việc thực hiện cam kết bảo vệ nhân quyền và ḥa nhập các nhóm thiểu số.
Phản ứng quốc tế
Các cường quốc thế giới đang theo dơi sát sao t́nh h́nh. Mỹ, dưới thời Tổng thống sắp măn nhiệm Joe Biden, cam kết hỗ trợ quản lư rủi ro, nhưng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ quyết định vai tṛ tiếp theo của Mỹ tại Syria.
Israel đă tăng cường kiểm soát ở Cao nguyên Golan, trong khi Iran, đồng minh cũ của chính quyền ông Assad, cáo buộc Mỹ và Israel đứng sau vụ lật đổ.
Nga, vốn đă bảo vệ chính quyền Assad trong suốt cuộc xung đột, cũng được cho là đang tiếp cận ông al-Jolani nhằm bảo vệ lợi ích quân sự của ḿnh tại Syria.
Cơ hội tái thiết đất nước
H́nh ảnh đau thương về cuộc khủng hoảng tị nạn Syria vẫn c̣n in sâu trong tâm trí thế giới, với hàng triệu người buộc phải rời bỏ quê hương. Nay, ông al-Jolani đưa ra lời kêu gọi hồi hương, tạo điều kiện để 14 triệu người Syria bị di dời có thể quay về xây dựng lại cuộc sống.
Nhưng liệu họ có trở về một Syria ḥa b́nh, hay chỉ là một ṿng lặp khác của lịch sử bạo lực? Thời gian sẽ là câu trả lời.
Trong lúc đó, cả thế giới đang chờ đợi xem liệu Abu Mohammed al-Jolani có thể thực sự làm nên điều kỳ diệu mà các cường quốc thế giới và LHQ đă thất bại trong hơn một thập kỷ qua.
VietBf@ sưu tập