Hiểu hơn về một bộ tộc hiền ḥa nhưng đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn bởi tác động của văn minh hiện đại.
Tại các khu rừng Trung Phi, người lùn Pygmy sinh sống với nhau vô cùng hiền ḥa và nhờ vào tài săn bắt và hái lượm. Nhưng trong vài thập kỷ qua, cuộc sống họ đă bị đẩy đến khốn cùng cực bởi tác động của nền văn minh hiện đại.
Từ một bộ tộc "siêu lùn"
Người lùn Pygmy là những cư dân lâu đời nhất Trung Phi, phân bố chủ yếu tại các khu rừng ở Congo. Đây là chủng tộc "thấp bé nhẹ cân" nhất thế giới khi người trưởng thành chỉ cao khoảng 1,2 - 1,3m, người Pygmy cao nhất cũng chỉ 1,4m và cân nặng không quá 50kg.
Người lùn Pygmy có dáng vẻ khá khác lạ với chiếc bụng to, chân ngắn, rốn lồi, mũi tẹt, da đen, tóc xoăn tít. Theo các nhà khảo cổ, họ có mặt lần đầu tiên tại vùng Trung Phi và được biết là những người kế thừa nền văn minh của người Sanga tiền sử.
Người trong bộ tộc chỉ cao khoảng 1,2 - 1,3m.
Các nhà nghiên cứu đă phân tích hệ gene của người Pygmy và giải thích được tại sao họ lại có chiều cao khiêm tốn như vậy. Đó là bởi người Pygmy thường sống trong rừng rậm - nơi có điều kiện ánh sáng thấp, thiếu vitamin D, hạn chế sự hấp thu canxi từ chế độ ăn uống. Thức ăn thiếu canxi, i-ốt cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế chiều cao của người Pygmy.
Dù ăn thực phẩm không hoàn toàn đủ dưỡng chất nhưng các chuyên gia phát hiện người Pygmy sở hữu một gene giúp tăng cường hệ miễn dịch, có khả năng chống lại những căn bệnh nhiễm trùng đáng sợ trong rừng rậm. Nếu thiếu gene này, người Pygmy rất dễ đau ốm và nhiễm bệnh nguy hiểm.
... có nét văn hóa độc đáo...
Người Pygmy sống ẩn dật, khép kín. Họ làm nhà đơn giản bằng lá chuối, lá cọ, cột quanh một khung gỗ nhỏ. Nhà của người Pygmy hoàn toàn có h́nh bầu dục, độc nhất có một cửa để chui ra chui vào.
Quần áo của họ cũng được làm từ lá chuối, lá cọ. Đồ trang sức làm bằng xương voi, vỏ bọ cánh cứng và sừng linh dương. Đặc biệt, phụ nữ Pygmy biết ép các thứ hoa quả đặc biệt để làm mỹ phẩm như nước hoa, kem thoa mặt…
Cách trang điểm mà đa số người lùn Pygmy dùng là vẽ lên khắp mặt những h́nh hoa văn sặc sỡ không theo một phong cách nào, trông giống như loài thủy quái. Theo cư dân nơi đây, việc làm này sẽ giúp họ trừ tà ma và đem lại may mắn.
Điều đặc biệt là, tuy thân thể rất nhỏ nhưng người Pygmy sinh hoạt t́nh dục rất sớm. Các bé gái, trai Pygmy thường quan hệ và kết hôn vào năm lên 8. Đến năm 9 tuổi, các bé trai, bé gái Pygmy đă có thể làm bố mẹ.
Một gia đ́nh người Pygmy sống quây quần theo họ tộc, phân chia công việc rất khoa học. Thanh niên làm việc nặng nhọc, c̣n phụ nữ, em bé được giao cho phần việc nhẹ nhàng hơn như may vá, hái hoa, canh chừng nương rẫy, nhà cửa, gia súc.
Người Pygmy cũng rất thích nuôi chó mèo để bắt chuột, giữ nhà và bầu bạn. Trong một bộ tộc c̣n có một thủ lĩnh là trưởng tộc để quản lư tài sản, đứng ra khen thưởng những người lao động tốt và trừng trị ai có hành động sai trái.
... và biệt tài săn bắt giỏi...
Môi trường sống trong rừng núi rèn luyện người lùn Pygmy trở thành những thợ săn tài ba. Thính giác và thị giác của họ cực kỳ nhạy bén, chính xác.
Người Pygmy săn bắt rất giỏi.
Đàn ông Pygmy c̣n rất giỏi bào chế được các loại thuốc độc. Vũ khí đi săn của họ nhờ thế trở nên rất lợi hại, đủ sức hạ gục những con thú lớn chỉ bằng một mũi tên. Nhiều thợ săn c̣n có kỹ thuật thu thập mật ong và các sản phẩm từ rừng khác.
Đàn ông Pygmy có thể ở trong rừng nhiều ngày liền để săn thú và vũ khí của họ bao gồm giáo, cung, lưới. Trong đó, săn bằng lưới là thú vị nhất. Các thợ săn Pygmy sẽ làm việc theo nhóm, họ kéo dài một tấm lưới quanh một góc rừng. Sau đó chia nhau đi t́m con mồi. Khi đă xác định được vị trí của con vật, tất cà cùng đồng thanh hét lớn, dồn con vật chạy về cái bẫy ở xa.
Một cư dân bộ tộc đang chuẩn bị lưới để cùng nhau săn bắt thú rừng.
Con mồi sẽ dần đi gần hơn về phía tấm lưới, rồi mắc kẹt như một con cá ngừ rơi vào bẫy của một ngư ông. Săn bằng lưới thường được cư dân Pygmy áp dụng với những loài thú hiền, nhưng kích thước lớn và chạy nhanh như hươu.
Nhờ vào tài săn bắt nên các vật dụng trong đời sống của người Pygmy đa số là từ động vật. Nệm của người lùn Pygmy là da thú như da báo, cọp, thậm chí cả da sư tử. Xương của các loài thú lớn được dùng làm dụng cụ sinh hoạt, giá đỡ…
Tuy nhiên người Pygmy không lạm dụng khả năng săn bắt của ḿnh để khai thác triệt để thú rừng. Chính bởi người Pygmy quan niệm "rừng là Mẹ" nên họ luôn tích cực bảo vệ môi trường và sự đa dạng loài ở nơi sinh sống.
Mỗi lần bộ tộc "người lùn" săn bắt chỉ đủ để sử dụng trong một tháng, họ tuyệt đối không săn những con non hay chặt phá cây rừng. Chỉ khi nào cây khô găy đổ bởi gió băo, họ mới dám đem về dựng nhà cửa hay làm củi.
... và những mối đe dọa
Điều đáng buồn là bộ tộc hiền ḥa này lại đang đứng trước nguy cơ biến mất. Trong lịch sử, tộc Pygmy đă luôn bị xem là thấp kém do chiều cao khiêm tốn của ḿnh. Chính quyền thuộc địa và các bộ tộc quanh vùng có thể bắt giữ trẻ em Pygmy để buôn bán hay sử dụng làm nô lệ trong các đồn điền.
Sự phân biệt đối xử càng rơ ràng khi người Pygmy bị đuổi ra khỏi đất đai của họ và phải làm các công việc trả tiền lương rất thấp. Thậm chí chính phủ Congo không coi người lùn Pygmy là một tộc người chính thức nằm trong đất nước, họ không được cấp chứng minh thư, mất quyền trao đổi đất đai, chăm sóc sức khỏe và giáo dục thích hợp.
Các tổ chức phi chính phủ đang đấu tranh để bảo vệ người Pygmy.
Điều này bị các tập đoàn đa quốc gia lợi dụng, họ cướp đất của người Pygmy, ép người Pygmy vào khu vực sống tách biệt, nghèo khó.
Năm 2003, đại diện của Liên Hợp Quốc đă có báo cáo đề nghị các tổ chức phi chính phủ tham gia bảo vệ người Pygmy khỏi t́nh trạng bị lạm dụng bởi lực lượng dân quân vũ trang ở Congo.
Các quân nhân này đă hăm hiếp nữ giới Pygmy, ép họ trở thành gái mại dâm, c̣n nam giới bị bắt tham gia vào hành vi khai thác gỗ.
Đáng sợ hơn là một số dân tộc khác coi thịt người Pygmy là thuốc chữa bệnh nên t́nh trạng họ bị giết hại, buôn bán càng tăng cao đến mức đáng báo động. Nếu không có những thay đổi tích cực, một tương lai không xa bộ tộc Pygmy nhiều khả năng sẽ biến mất hoàn toàn.
VietBf@ sưu tập