Rau lang (c̣n có tên gọi khác là cam thử và phiên chử) được lấy từ phần thân và lá của cây khoai lang. Loại rau này được nhiều người dân Việt Nam yêu thích v́ có hương vị thơm ngon, dễ ăn và giá thành rẻ. Không những vậy, lá của rau lang c̣n được nhiều người tận dụng được như một vị thuốc tốt cho sức khỏe.
Tại Nhật Bản, rau lang được người dân nước này gọi là ‘‘rau trường thọ’’ v́ chứa nhiều dưỡng chân tốt và hữu ích trong việc chữa bệnh. Trong Đông y, rau lang là loại thảo mộc không độc, tính b́nh giúp bồi bổ sức khỏe, cung cấp các chất vitamin B6, vitamin C, riboflavin, chất xơ, chất chống oxy hóa,...
Rau lang c̣n có tên gọi khác là cam thử hay phiên chử. Ảnh minh họa.
Theo nghiên cứu, trong 100g rau lang có chứa đến 91.8g nước, 2.6g protein, 2.8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin B các loại khoáng chất khác như: Canxi, phốt pho, sắt,... Hiện nay, rau lang thường được người dân Việt Nam chế biến thành các món ăn đa dạng trong bữa cơm như: Luộc, nấu, xào, canh.
Dưới đây là 7 công dụng của rau lang đối với sức khỏe con người mà có thể nhiều người chưa biết:
1. Kiểm soát đường huyết
Củ khoai lang và cây rau lang là những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, không gây tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ. Do đó, chúng được các chuyên gia , bác sĩ khuyên sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Theo đó, các hợp chất trong rau lang gần giống với insulin trong máu, có tác dụng kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng rau lang để chế biến thành các món ăn trong bữa cơm hoặc nấu nước uống.
2. Làm đẹp và bảo vệ da
Có thể nhiều người chưa biết, rau lang c̣n có công dụng làm đẹp và bảo vệ làn da v́ có chứa beta-carotene - chất chống oxy hóa hiệu quả. Beta-carotene hoạt động như một lá chắn bảo vệ da khỏi tia UV. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp ngăn ngừa các tác hại của tia UV tới da và giảm cháy nắng.
Chưa hết, trong rau lang c̣n chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C dồi dào. Những chất này sẽ thúc đẩy quá tŕnh trao đổi chất, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong. Nhờ vậy, khi ăn nhiều rau lang, làn da sẽ trở nên khỏe mạnh và săn chắc hơn.
3. Ngăn ngừa bệnh tim
Các cơn đau tim thường xuất phát từ t́nh trạng vôi hóa mạch máu, gây ra t́nh trạng h́nh thành mảng bám trong mạch máu. Mà vitamin K là chất có khả năng ngăn chặn quá tŕnh này xảy ra. Chúng cũng được t́m thấy nhiều trong rau khoai lang. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng con người nên nạp nhiều vitamin K có trong rau lang để ngăn chặn bệnh nhồi máu cơ tim.
4. Giảm nguy cơ loăng xương
Bên cạnh ngăn ngừa bệnh tim, vitamin K c̣n giúp cân bằng hàm lượng canxi trong xương. Kết hợp với vitamin D, quá tŕnh h́nh thành xương sẽ đạt hiệu quả cao hơn, vết găy ở xương cũng nhanh chóng được hồi phục.
5. Thanh nhiệt, giải độc
Công dụng phổ biến nhất của rau lang chính là thanh nhiệt, giải độc. Chất diệp lục có trong loại rau này sẽ hỗ trợ làm sạch máu mà c̣n giúp loại bỏ bớt độc tố bên trong cơ thể.
6. Chống oxy hóa
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á (AVRDC), rau lang được Liên Hiệp Quốc xếp vào danh sách 10 loại rau chống oxy hóa hàng đầu, v́ chúng rất giàu chất xơ, vitamin A, C và các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, kali, magie, kẽm.
Không những vậy, protein trong loại rau này c̣n chứa khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione - chất tham gia trực tiếp vào quá tŕnh chữa lành các vết thương và đẩy lùi lăo hóa da.
7. Ngừa táo bón
Nguồn chất xơ dồi dào trong lá khoai lang có vai tṛ thúc đẩy quá tŕnh tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, và duy tŕ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, đặc tính vị ngọt, tính mát của loại rau này cũng làm tăng khả năng nhuận tràng của hệ tiêu hóa.
Lưu ư khi ăn rau lang
Rau lang là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên ghi nhớ những lưu ư khi dùng rau lang dưới đây để hạn chế một số tác dụng phụ đến với sức khỏe:
- Không ăn rau lang khi đói để tránh bị hạ đường huyết quá mức.
- Không ăn rau lang sống v́ có thể gây táo bón nặng.
- Nên ăn kèm rau lang với các loại thực phẩm giàu chất đạm để cân bằng dưỡng chất.
- Nên luộc rau lang qua 2 lần nước để giảm vị hăng và chát.
VietBF@ Sưu tập