Từ thị trường xe năng lượng sạch cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc đến tham vọng trở thành trung tâm xe điện của Đông Nam Á tại Malaysia, ngành công nghiệp xe điện đang chứng kiến nhiều chuyển biến đáng chú ư.
Nhiều nhà sản xuất xe điện (EV) Trung Quốc, đặc biệt là các hăng chưa có lăi, đang phải đối mặt với áp lực lớn từ cuộc chiến giảm giá trong nước và các mức thuế cao tại thị trường quốc tế. Để tồn tại, họ buộc phải triển khai các biện pháp cắt giảm chi phí và tung ra các mẫu xe mới nhằm giữ vững vị thế trong thị trường khắc nghiệt này.Theo các chuyên gia, chỉ những công ty có khả năng duy tŕ hoạt động mà không phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài mới có thể trụ lại trong cuộc đua EV tại Trung Quốc, nơi đang đối mặt với t́nh trạng dư thừa công suất sản xuất.
Thách thức về chi phí và năng lực cạnh tranh
Ông Trần Kim Trúc, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Shanghai Mingliang Auto Service, nhận định: “Khi thị trường nội địa dần băo ḥa và xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển gặp khó khăn do thuế cao, các doanh nghiệp lớn buộc phải kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ và hạn chế chi tiêu lăng phí để thích nghi với môi trường kinh doanh đầy thách thức”.
T́nh trạng dư thừa công suất ngày càng rơ rệt. Theo Goldman Sachs, đến cuối năm 2023, các nhà lắp ráp EV tại Trung Quốc có khả năng sản xuất 17 triệu xe mỗi năm, nhưng tỷ lệ sử dụng nhà máy chỉ đạt 54%.
Dự kiến, công suất này sẽ tăng thêm 3,2 triệu xe vào năm nay, trong khi tổng số xe bán ra trong năm 2024 ước đạt hơn 11 triệu chiếc, chỉ chiếm 54,5% công suất toàn ngành.
Hiện tại, Trung Quốc có khoảng 50 hăng xe điện, nhưng ông Hà Hiểu Bằng, Giám đốc điều hành Xpeng, dự đoán chỉ c̣n khoảng tám hăng trụ lại vào năm 2027 do cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trong số bốn công ty sản xuất xe điện cao cấp niêm yết công khai nhưng chưa có lăi – Nio, Xpeng, Zeekr (của Geely), và Leapmotor – chỉ có Nio báo lỗ ṛng tăng trong quư vừa qua. Các công ty này đều đă lên kế hoạch cắt giảm thua lỗ, bao gồm cả việc ra mắt các mẫu xe mới nhằm gia tăng thị phần.
Áp lực từ thị trường quốc tế
Thị trường nước ngoài, vốn được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện lợi nhuận, nay cũng trở thành thách thức lớn khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp thuế bổ sung lên xe điện Trung Quốc.
Tháng trước, EU thông qua mức thuế lên đến 35,3% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, áp dụng trong 5 năm. Tại Mỹ, mức thuế tương tự đă tăng từ 25% lên 100% vào tháng 8 năm nay.
Ông Cao Thân, một nhà phân tích độc lập tại Thượng Hải, nhận xét: “Mỹ và EU là hai thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Những nhà sản xuất không chiếm được thị phần đáng kể tại hai thị trường này khó có thể được xem là thương hiệu quốc tế mạnh”.
Chiến lược thích nghi của các hăng xe lớn
Trong bối cảnh khó khăn, các công ty lớn đang đặt cược vào những mẫu xe mới. Ông Brian Gu, Chủ tịch Xpeng, cho biết hăng kỳ vọng sẽ ḥa vốn vào năm sau nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ các mẫu xe mới, đặc biệt sau khi tập đoàn Volkswagen trở thành cổ đông thiểu số.
Tương tự, Leapmotor và Zeekr cũng đặt mục tiêu đạt điểm ḥa vốn vào năm 2025, trong khi Nio, với khoản đầu tư mới trị giá 471 triệu USD, dự kiến có lăi vào năm 2026 nhờ kế hoạch ra mắt các mẫu xe mới và thương hiệu giá rẻ mang tên Firefly.
Các chuyên gia nhận định, dù đối mặt với nhiều khó khăn, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc vẫn có lợi thế nhờ công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực pin, tự lái, và giải trí trong xe. Theo ông Từ Đại Toàn, Chủ tịch Bosch Trung Quốc, những công ty này đang dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu và tiếp tục t́m kiếm cơ hội tại thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hướng tới mục tiêu trung ḥa carbon.
Ông Trương Đại Vĩ, Tổng thư kư Hiệp hội Kỹ thuật Xe thông minh Quốc tế, nhấn mạnh: “Các hăng xe Trung Quốc cần kiên nhẫn và chờ đợi sự thống nhất giữa chính phủ Trung Quốc và các nước đối tác nhằm giảm thiểu xung đột thương mại”.
Mặc dù vậy, ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là một thế lực lớn, đóng vai tṛ quan trọng trong nỗ lực toàn cầu hóa và phát triển bền vững của ngành công nghiệp ô tô.
|
|