Các hợp đồng béo bở với chính phủ là nguồn thu quan trọng cho SpaceX. Đồng thời, việc giảm bớt quy định sẽ giúp Tesla và các công ty khác của Musk tránh được án phạt.
Các chuyên gia cho rằng một doanh nhân, một tỷ phú tham gia vào chính trường có thể sử dụng ảnh hưởng chính trị để thúc đẩy mục tiêu cá nhân. Ảnh: CNBC.
Elon Musk, người sáng lập SpaceX và Tesla, được xem là một trong những tỷ phú có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Đế chế kinh doanh của ông trải dài ở nhiều lĩnh vực, từ sản xuất xe điện (Tesla), công nghệ hàng không vũ trụ (SpaceX), đến trí tuệ nhân tạo (xAI), giao diện máy tính-năo (Neuralink), mạng xă hội (X - trước đây là Twitter) và công ty đào hầm Boring Company.
Với vai tṛ mới tại "Bộ Hiệu quả Chính phủ", Musk đang ngày càng gần gũi với các trung tâm quyền lực của chính phủ Mỹ.
Đằng sau kế hoạch “tinh gọn chính phủ” của Musk
Theo CNBC, SpaceX, công ty hàng không vũ trụ của Musk, là ví dụ điển h́nh về mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp của ông và chính phủ Mỹ. Theo nghiên cứu từ FedScout, SpaceX đă nhận được hơn 19 tỷ USD từ các hợp đồng liên bang.
Dưới nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của Trump, nhiều hợp đồng sinh lợi hơn có thể sẽ xuất hiện. Theo CEO FedScout Geoff Orazem, SpaceX đang trên đà thu về hàng tỷ USD hàng năm từ các hợp đồng quan trọng với chính phủ liên bang trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Musk và các cơ quan liên bang không chỉ gói gọn trong hợp tác. Công ty của Musk thường xuyên bị giám sát chặt chẽ, đối mặt với nhiều cuộc điều tra và án phạt.
Cục Quản lư Hàng không Liên bang (FAA) gần đây đă phạt SpaceX 633.000 USD v́ vi phạm quy định cấp phép, khiến Musk phẫn nộ và cáo buộc FAA “lạm quyền”. Tesla cũng đang bị Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia (NHTSA) điều tra về các sự cố liên quan đến chế độ lái tự động.
Lora Kolodny, phóng viên công nghệ của CNBC, cho biết: “Cách tốt nhất Elon Musk và các công ty được hưởng lợi từ chính quyền Trump là thông qua việc băi bỏ các quy định, cung cấp ít nguồn lực hơn cho các cơ quan liên bang được giao nhiệm vụ giám sát ông ấy và các doanh nghiệp của ông ấy”.
Vị tỷ phú đă được Tổng thống Donald Trump chọn làm đồng lănh đạo của “Bộ Hiệu quả Chính phủ” (Department of Government Efficiency - DOGE). Đây là ủy ban mới nhằm giảm thiểu quy định và chi phí của chính phủ.
Theo New York Times, ư tưởng thành lập DOGE thực chất bắt nguồn từ Musk. Trong một cuộc phỏng vấn với Trump trên X vào tháng 8, Musk đă nhiều lần đề xuất ư tưởng này. Vị CEO nhấn mạnh rằng nó sẽ đảm bảo tiền thuế của người dân được sử dụng hiệu quả hơn.
Musk cùng với doanh nhân Vivek Ramaswamy đă nêu rơ mục tiêu của DOGE trong một bài viết trên Wall Street Journal: “Loại bỏ những quy định không cần thiết, tinh giản bộ máy hành chính và tiết kiệm chi phí”.
Họ cho rằng nhiều quy định hiện nay không được Quốc hội thông qua. Chúng có thể bị vô hiệu hóa bằng các sắc lệnh hành pháp. Họ c̣n kêu gọi kiểm toán toàn diện các cơ quan, nhấn mạnh vào các ví dụ như Lầu Năm Góc liên tục thất bại 7 lần trong các cuộc kiểm toán.
Kathleen Clark, luật sư về đạo đức và từng là cố vấn cho văn pḥng Bộ trưởng Tư pháp Quận Columbia, nhận định ông Musk “đă có những tương tác và vướng mắc rất gây tranh căi với các cơ quan quản lư”. “Hoàn toàn có lư khi tin rằng những ǵ ông ấy mang đến cuộc kiểm toán liên bang này là thành kiến, mối hận thù cũng như lợi ích tài chính của riêng ông”, luật sư nói.
Lợi ích kinh tế nếu Musk tham gia chính trường
Trên thực tế, Musk và các công ty của ông thường đặt câu hỏi về các quy định của liên bang. Đặc biệt là khi chúng đe dọa, làm chậm các kế hoạch mở rộng hoạt động của họ.
Một ví dụ điển h́nh là vụ phóng thử Starship, tên lửa mới nhất của SpaceX trong tháng 10. NASA đă đồng ư trả 4,4 tỷ USD để đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng trong 2 sứ mệnh trong tương lai. Cho đến nay, Starship vẫn chưa chở bất kỳ con người nào.
Nhưng Cục Quản lư Hàng không Liên bang đă tŕ hoăn buổi phóng thử nghiệm này trong nhiều tuần, một phần v́ nghi ngờ về tác hại mà SpaceX đă gây ra cho động vật hoang dă gần địa điểm phóng ở Texas. Sự chậm trễ khiến ông Musk tức giận.
Các công ty khác của ông cũng thường xuyên đối đầu với nhiều cơ quan liên bang, từ Cục An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) đến Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC). Tesla - công ty sản xuất xe điện của Musk - hiện đối mặt với 5 cuộc điều tra của NHTSA liên quan đến hệ thống tự lái và an toàn giao thông.
Ngoài ra, Neuralink, công ty cấy ghép năo của Musk, từng bị Bộ Giao thông Mỹ phạt v́ vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu nguy hiểm. SpaceX cũng bị Bộ Tư pháp kiện v́ cáo buộc từ chối tuyển dụng người tị nạn và những người được cấp quy chế tị nạn dựa trên t́nh trạng quốc tịch.
Một trong những cuộc xung đột căng thẳng nhất giữa Musk và các cơ quan liên bang diễn ra vào năm 2018. SEC cáo buộc ông gian lận chứng khoán. Vụ việc xoay quanh ḍng tweet nổi tiếng của Musk về việc đưa Tesla ra khỏi sàn giao dịch với giá 420 USD/cổ phiếu, kèm theo tuyên bố rằng ông đă “bảo đảm tài trợ”. Hệ quả là Musk phải từ chức chủ tịch Tesla và công ty bị phạt 20 triệu USD.
Christopher Phelps, giáo sư về lịch sử chính trị hiện đại Mỹ, nhận định rằng Musk "được hưởng lợi từ rất nhiều biện pháp băi bỏ quy định mà ông ấy đề xuất”. “Tôi nghĩ việc giao một tỷ phú và điều hành các tập đoàn lớn phụ trách dự án băi bỏ quy định của liên bang về bản chất là đầy xung đột lợi ích”, ông nhận định.
Mối quan hệ giữa Musk và Trump được giáo sư Phelps cho là mang tính giao dịch. Musk đă công khai ủng hộ Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2024, đồng thời đóng góp khoảng 200 triệu USD vào chiến dịch.
Thomas Gift, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học College London, cho biết: “Musk đă phải gánh chịu những rủi ro lớn về mặt cá nhân và chính trị khi đứng ra ủng hộ Trump. Nhiều hoạt động cũng như lời nói khoa trương của ông ấy càng phản ánh cam kết về mặt ư thức hệ với những mục tiêu mà ông ấy tin tưởng”
Do đó, vai tṛ mới "mang lại cho ông ấy rất nhiều quyền lực mang tính biểu tượng và có thể là sức mạnh để hoàn thành những việc quan trọng nhất đối với ông ấy", giáo sư Phelps kết luận.
VietBF@ sưu tập