Sau khi bị tố cáo, bà Lê Thị An Ḥa - Trưởng Pḥng Nghiên Cứu Khoa Học, Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế, mới bị kết luận đạo văn 12 trang trong luận án tiến sĩ tại Đại Học Huế và chỉ yêu cầu “chỉnh sửa” mà không thu hồi.
Theo báo Người Lao Động hôm 23 Tháng Mười Một, bà Ḥa bị tố cáo đạo văn 35 trang trong luận án tiến sĩ có chủ đề “Lịch Sử Việt Nam: Quá Tŕnh H́nh Thành, Phát Triển và Biến Đổi Của Lễ Hội Cung Đ́nh Ở Huế Từ Năm 1802 Đến 1945,” được bảo vệ tại Đại Học Huế.
Tuy vậy, bản kết luận sự việc khẳng định bà Ḥa “chỉ” đạo văn 12 trang trong luận án tiến sĩ.
Khi vụ đạo văn được công bố trên mặt báo, dư luận bày tỏ sự thất vọng v́ Đại Học Huế chỉ yêu cầu bà Ḥa chỉnh sửa, nộp lưu chiểu luận án.
Một tờ báo dẫn phản hồi của ông Nguyễn Công Hào, trưởng Ban Thanh Tra và Pháp Chế Đại Học Huế, rằng sau khi đại học này có kết luận về sự việc th́ họ sẽ báo cáo, đề nghị bộ trưởng Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam thành lập hội đồng thẩm định nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Ḥa để “giải quyết theo thẩm quyền.”
“Nếu sau này bộ thẩm định và kết luận nếu loại những phần đó ra rồi th́ luận án đó vẫn đảm bảo. Nhưng không đảm bảo là một chuyện khác. Quy chế nó như thế, nhiều người nói việc xử lư chuyện đạo văn của luận án này khá nhẹ nhàng là không phải. Chúng tôi làm phải đảm bảo đối với người tố cáo, người bị tố cáo, đặc biệt phải đúng quy chế,” ông Hào nói thêm.
Ngoài ra, ông Hào c̣n khẳng định là đến nay chưa có luận án nào của Đại Học Huế mà Bộ Giáo Dục thẩm định không đạt” và rằng việc đạo văn trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Ḥa “là việc rất hy hữu.”
Trong khi đó, nhà báo Hoàng Văn Minh b́nh luận trên báo Lao Động: “…Sai phạm của bà Lê Thị An Ḥa không chỉ làm tổn hại đến uy tín cá nhân mà c̣n ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng và suy giảm ḷng tin về chất lượng đào tạo sau đại học của Đại Học Huế nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung.”
Ông Minh nhấn mạnh rằng việc đạo văn trong một luận án tiến sĩ “không chỉ là vấn đề cá nhân mà c̣n phản ảnh lỗ hổng lớn trong hệ thống quản lư và giám sát học thuật của Đại Học Huế, nhất là khâu hướng dẫn nghiên cứu và bảo vệ luận án.”