Bộ Quốc pḥng Mỹ thay đổi chính sách, cho phép nhà thầu quốc pḥng đến Ukraine để sửa chữa vũ khí Washington viện trợ Kiev, theo quan chức giấu tên.
Một quan chức Mỹ giấu tên ngày 8/11 cho biết Lầu Năm Góc đă quyết định "dỡ lệnh cấm" và cho phép các nhà thầu quốc pḥng nước này đến Ukraine làm việc, khẳng định số lượng nhân sự tham gia tương đối ít và chỉ triển khai ở xa tiền tuyến.
Đây được coi là thay đổi đáng kể trong chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden liên quan đến xung đột Nga - Ukraine.
"Họ sẽ không tham gia chiến đấu. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo vũ khí, thiết bị quân sự do Mỹ cung cấp sẽ được sửa chữa nhanh chóng khi hư hại và bảo tŕ nếu cần thiết", quan chức này nói thêm.
Một quan chức Mỹ khác tiết lộ với Reuters rằng nhiều thiết bị quân sự phương Tây viện trợ cho Ukraine hiện không thể sử dụng v́ bị hư hỏng.
Quan chức thứ ba cho biết quân đội Mỹ sẽ không bảo vệ nhà thầu ở Ukraine, những vấn đề như an toàn hay giảm thiểu rủi ro sẽ là trách nhiệm của công ty đă kư hợp đồng với Lầu Năm Góc. Người này tiết lộ một số nhà thầu quốc pḥng Mỹ đă đến Ukraine để bảo tŕ các loại vũ khí không được Lầu Năm Góc trực tiếp cung cấp.
Xe phóng HIMARS bị hư hại được chuyển từ Ukraine về Mỹ hồi tháng 2. Ảnh: War Zone
Bộ Quốc pḥng Mỹ và quân đội Ukraine chưa b́nh luận về thông tin.
Kể từ khi chiến sự bùng phát đầu năm 2022, Washington đă cung cấp cho Kiev hàng chục tỷ USD vũ khí. Tuy nhiên, trong trường hợp chúng bị hư hỏng, quân đội Ukraine phải chuyển khí tài ra nước ngoài, tham vấn chuyên gia Mỹ qua các cuộc gọi video hoặc tự t́m cách xử lư.
Những hạn chế trong quá khứ thường làm chậm quá tŕnh sửa chữa và ngày càng trở nên khó khăn, do Mỹ đă cung cấp cho Ukraine các khí tài phức tạp như tiêm kích F-16 hay tên lửa pḥng không Patriot.
Quyết định được đưa ra vào thời điểm quan trọng. Lực lượng Nga đang tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2022, thời điểm Moskva rút quân khỏi thủ đô Kiev và miền bắc Ukraine. Trong khi đó, chiến dịch của Kiev nhằm vào tỉnh Kursk đang bị chặn đứng, các đơn vị Ukraine cũng hứng chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng và mất nhiều khí tài đắt tiền do Mỹ viện trợ.
Chưa rơ thay đổi chính sách này sẽ bền vững đến mức nào khi thời gian nắm quyền của ông Biden c̣n rất ít. Tổng thống đắc cử Donald Trump, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2025, từng nhiều lần chỉ trích quy mô hỗ trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine, tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột nhưng chưa nói rơ bằng cách nào.
Chính quyền Biden cũng chưa thay đổi chính sách cấm Ukraine dùng vũ khí Mỹ tấn công vào sâu trong lănh thổ Nga, khi các quan chức cho rằng nó không đủ để thay đổi cục diện chiến sự và đặt ra nguy cơ làm xung đột leo thang nghiêm trọng hơn.