Kết quả bầu cử gây sốc vừa qua tại Nhật Bản - đồng minh an ninh quan trọng của Washington ở châu Á, và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ có thể tạo cơ hội để Trung Quốc và các đối thủ khác thử thách quyết tâm của Mỹ ở Đông Á, các chuyên gia nhận định.
Tàu chiến Nga khai hỏa trong cuộc tập trận chống tàu ngầm chung với Hải quân Trung Quốc ở Thái B́nh Dương, tháng 10/2024. (Ảnh: Bộ Quốc pḥng Nga)
Cuộc tổng tuyển cử tại Nhật Bản ngày 27/10 mang lại thất bại tồi tệ nhất trong 15 năm qua cho liên minh cầm quyền, khiến đảng Dân chủ tự do (LDP) và đối tác phải thương lượng với các đảng khác để giữ được quyền kiểm soát hạ viện.
"Từ quan điểm của Bắc Kinh, kết quả này báo hiệu một kịch bản lư tưởng: Nhật Bản rơi vào t́nh trạng bất ổn chính trị", Tomohiko Taniguchi, cựu cố vấn của cố Thủ tướng Shinzo Abe, cho biết.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc có thể thực hiện những hành động quyết liệt hơn với Nhật Bản và gia tăng áp lực lên đảo Đài Loan (Trung Quốc), c̣n Triều Tiên có thể tăng cường thử tên lửa đạn đạo.
"Các hoạt động xâm nhập của Trung Quốc vào không phận và vùng biển của Nhật Bản có thể sẽ gia tăng, đồng thời những hành động gây sức ép quân sự lên Đài Bắc có thể trở thành thường lệ", ông Taniguchi phán đoán.
Việc LDP và đối tác liên minh không giành được đa số dù đă cầm quyền trong hầu hết lịch sử hậu chiến của Nhật Bản cho thấy sự bất măn của cử tri, giống như t́nh trạng trong các cuộc bầu cử gần đây ở Pháp và Đức.
Nhật Bản đóng vai tṛ then chốt trong chiến lược an ninh của Mỹ ở châu Á, là nơi Mỹ có hiện diện quân sự nhiều nhất, trải dài từ đảo Đài Loan (Trung Quốc) lên đến gần vùng Viễn Đông của Nga, tạo nên tuyến pḥng thủ để đối phó với cả Trung Quốc và Triều Tiên.
Để đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh lên, cũng như với một Triều Tiên khó lường, Nhật Bản đang triển khai chương tŕnh mở rộng sức mạnh quân sự lớn nhất kể từ Thế chiến II.
Theo kế hoạch 5 năm được công bố năm 2022, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi chi tiêu quốc pḥng để mua sắm nhiều loại vũ khí mới, trong đó có các tên lửa có tầm bắn đủ xa để tấn công mục tiêu trên đất liền Trung Quốc.
"Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các sáng kiến về chính sách quốc pḥng của Nhật Bản có thể chậm lại hoặc giảm bớt sẽ khuyến khích Trung Quốc và Triều Tiên coi thường những nỗ lực của Washington nhằm củng cố liên minh với Tokyo”, Nicholas Szechenyi, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Nhật tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận định.
Những yếu tố bất định
Cuộc bầu cử Nhật Bản diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong nhiệm kỳ tổng thống trước đây, ông Donald Trump gây sức ép với Tokyo phải trả nhiều tiền hơn để có được sự bảo vệ của Mỹ.
"Tôi không nghĩ Nhật Bản sẽ nhượng bộ trong vấn đề an ninh quốc gia, nhưng chắc chắn những sự xao nhăng sẽ khiến họ bớt chủ động và quyết liệt. Tôi chắc chắn các đối thủ của phương Tây đang mỉm cười”, Joseph Kraft, một nhà phân tích chính trị của hăng Rorschach Advisory ở Tokyo, nhận định.
Tại một cuộc họp báo đầu tuần này, Thủ tướng Shigeru Ishiba cho biết ông giữ cam kết với mức chi tiêu quốc pḥng của LDP và xây dựng mối quan hệ an ninh sâu sắc hơn với Washington.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller đưa ra quan điểm tương tự, khẳng định quan hệ Mỹ - Nhật đóng vai tṛ "nền tảng" của ḥa b́nh và an ninh trên toàn thế giới và ông không cho rằng điều này sẽ thay đổi v́ kết quả bầu cử ở 2 quốc gia.
Khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc gia tăng, Washington phải dựa nhiều hơn vào Tokyo. Tháng 4 năm nay, hai quốc gia đồng minh công bố kế hoạch cải tổ mang tính bước ngoặt, trong đó có kế hoạch hợp tác phát triển tên lửa và nâng cấp bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Tobias Harris tại hăng phân tích rủi ro chính trị Japan Foresight, việc LDP phải đàm phán với các đảng nhỏ hơn để chia sẻ quyền lực có thể sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực của Tokyo để cấp ngân sách cho các dự án quốc pḥng quan trọng.
Khi phải chia sẻ quyền lực, Chính phủ Nhật sẽ khó tăng thuế, sau khi đảng Dân chủ v́ Nhân dân, một trong những nhóm đối lập có thể tham gia liên minh với LDP, đă hứa trong chiến dịch của họ, là sẽ giảm một nửa thuế bán hàng, giảm thuế thu nhập, giảm đóng góp phúc lợi và xóa bỏ học phí trung học.
Khi Nhật Bản đă hoàn thành hơn một nửa kế hoạch củng cố năng lực quốc pḥng, LDP sẽ phải tính đến chiến lược quốc pḥng cho giai đoạn tiếp theo.
"Câu hỏi đặt ra là chính phủ được quyền chủ động đến mức nào. Khi Mỹ đang bị chia rẽ, một Nhật Bản ổn định sẽ hữu ích hơn nhiều cho liên minh”, Kevin Maher, cựu cố vấn về Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết.
VietBF@ sưu tập