Một loại quả giá rất rẻ nhưng mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và được mệnh danh 'nhân sâm của người nghèo' ở quê hầu như nhà nào cũng có.
Theo y học cổ truyền, mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Không chỉ quả mà nhiều bộ phận khác của cây như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh rẻ và hiệu quả.
Bên cạnh đó trong Đông y, quả mướp vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch...
Có thể sử dụng các bộ phận của cây mướp như lá, quả… để chữa một số bệnh ngoài da, bệnh trĩ, bệnh khớp, bệnh ho và cả thông sữa cho bà bầu.
C̣n trong Y dược học hiện đại phát hiện trong quả mướp có protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
V́ vậy, đây là loại quả tuyệt vời để giải nhiệt mùa hè, giúp điều ḥa huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa. Mướp c̣n giàu kali, giúp lợi tiểu, tiêu phù, và điều chỉnh huyết áp cao. Vitamin B có thể thúc đẩy quá tŕnh trao đổi chất của cơ thể và duy tŕ thể lực. Vitamin C trong mướp giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, theo VTV.
Tốt cho mắt: Mướp được trồng phổ biến ở nước ta và vô cùng quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Đặc biệt hàm lượng vitamin A dồi dào trong mướp rất hữu ích để ngăn ngừa các vấn đề về mắt và loại quả này cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời nhất trong số các loại rau củ.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Ăn mướp thường xuyên cũng góp phần vào việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Đặc biệt, Mangan có trong mướp là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất các enzym tiêu hóa có ích cho quá tŕnh tạo gluconeogenesis. Nghiên cứu cho thấy, mangan có thể thúc đẩy bài tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tốt cho tim mạch: Lợi ích sức khỏe của mướp đối với tim có thể được nhận thấy thông qua hàm lượng vitamin A dồi dào. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ 900mg vitamin A có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính, do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Giảm viêm khớp: Có thể nhiều người không biết hàm lượng đồng trong mướp cung cấp một chất chống viêm hữu ích để làm dịu t́nh trạng cứng và đau do viêm khớp. Đó là lư do nhiều người bị viêm khớp thường sử dụng ṿng tay bằng đồng v́ họ tin rằng, ṿng tay bằng đồng có thể hỗ trợ giảm đau.
Làm đẹp da: Các nghiên cứu chứng minh rằng, tiêu thụ vitamin C với lượng vừa đủ rất có lợi cho sức khỏe làn da. Vitamin C có thể làm giảm khô da, nếp nhăn và ngăn ngừa lăo hóa sớm. Vitamin C chứa trong mướp c̣n đóng vai tṛ chính trong việc sản xuất protein để xây dựng cơ, da, mạch máu và dây chằng, giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
Tốt cho hệ thần kinh: Theo Lao Động mướp c̣n có một khả năng thần kỳ là giải quyết các cơn đau liên quan đến chứng đau nửa đầu. Bởi trong mướp có một lượng magiê hữu ích, giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.
Lá mướp chế biến được nhiều món.
Một số món ăn thanh mát từ mướp
Ngoài công dụng chữa bệnh, mướp c̣n là loại rau rất phổ biến. Có thể dùng mướp để xào, luộc hoặc nấu canh, mỗi món ăn từ mướp mang một hương vị hấp dẫn riêng. Dưới đây là một số món ngon từ mướp.
Mướp xào giá đỗ
Nguyên liệu
1-2 quả mướp hương.
Giá đỗ 300g.
Hành lá, hạt nêm, dầu ăn, hạt tiêu.
Cách làm
Mướp nạo sạch vỏ, rửa sạch, bổ đôi, cắt lát xéo. Giá đỗ nhặt rễ, rửa sạch, để ráo nước.
Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho mướp vào xào trên lửa to. Khi mướp bắt đầu chín tới th́ cho giá đỗ xào chung và nêm gia vị vừa ăn. Tiếp tục đảo đều cho giá đỗ chín rồi thêm hành lá và tắt bếp, cho ra đĩa.
Mướp nhồi thịt
Nguyên liệu
Mướp hương 3 quả.
Thịt xay 300g.
Gị sống 100g.
Hành tím 1 củ, mộc nhĩ 100g, hành lá, gia vị, hạt tiêu.
Cách làm
Mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khúc dài khoảng 6 - 7 cm, sau đó dùng th́a khoét ruột. Mộc nhĩ ngâm cho nở, rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ.
Trộn đều thịt xay, gị sống, mộc nhĩ, gia vị, hành tím, hành lá, một ít hạt tiêu, ướp trong 10 phút. Sau đó dùng th́a múc hỗn hợp thịt nhồi vào khúc mướp đă khoét ruột.
Cho mướp đă nhồi thịt vào xửng hấp, đun sôi nước hấp trên lửa vừa đến khi chín mềm là được.
Những lợi ích tuyệt vời của lá mướp
Chữa sốt cao, đau đầu: Nên dùng hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đă thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
Trị nổi mề đay: Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Trị mồ hôi chân quá nhiều: Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Chữa sạm da: Dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non (nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai để cả vỏ xay nát, lọc lấy nước cốt để trong tủ lạnh dùng trong ngày (2 – 3 lần) thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh, có công dụng trị chứng sạm da, giúp da mịn màng.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Theo báo Dân tộc và Phát triển mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ.
Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, ḥa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu tŕnh 10 ngày.
Chữa viêm họng: Lá mướp hương rửa sạch, giă nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm 1 lần.
Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Chữa ho kéo dài: Chuẩn bị lá mướp hương 20g nấu nước uống.