Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 không chỉ là cuộc cạnh tranh của các ứng viên mà c̣n là lựa chọn làm nên vị thế của Mỹ trên thế giới, trang Modern Diplomacy nhận định.
Nội dung chính
Hai ứng viên có tầm nh́n khác nhau về chính sách đối ngoại
Cuộc bầu cử lần này có ư nghĩa xác lập vị thế của Mỹ trên thế giới
Theo chuyên trang phân tích Modern Diplomacy ở châu Âu, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới là thời điểm then chốt đối với chính sách đối ngoại và sự ổn định toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang phải vật lộn với những thách thức đa chiều - từ căng thẳng địa chính trị đến biến đổi khí hậu. Lựa chọn của cử tri Mỹ sẽ có tác động trên toàn cầu, ảnh hưởng đến các mối quan hệ ngoại giao, quản trị quốc tế và cả cấu trúc của sự ổn định toàn cầu.
Modern Diplomacy (MD) cho rằng, chính sách đối ngoại không phải là mối quan tâm hàng đầu trong các chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ nhưng hệ quả của những cuộc bầu cử này có tác động đến cả bạn bè và đối thủ của Mỹ theo một cách nào đó. Cuộc bầu cử năm 2024 quan trọng v́ nó đưa ra 2 bức tranh khác nhau về vị thế của Mỹ trên thế giới.
Tầm nh́n trái ngược
Hai ứng cử viên trong cuộc đua năm 2024 là Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có tầm nh́n hoàn toàn trái ngược nhau về chính sách đối ngoại.
Bà Harris ủng hộ hành động tập thể thông qua hợp tác quốc tế, hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đấu tranh chống lại các thách thức hiện tại như biến đổi khí hậu hoặc vi phạm nhân quyền.
Ngược lại, các nguyên tắc trong chương tŕnh nghị sự chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Trump (được gọi là chính sách "Nước Mỹ trên hết") hướng đến lợi ích riêng của Mỹ cùng với việc giảm bớt sự can dự trên toàn cầu.
Ông Trump và bà Harris có những hướng tiếp cận khác nhau về chính sách đối ngoại. Ảnh: Slate, Andrew Harnik, Michael Ciaglo, eurobanks, Getty Images.
Sự đối lập này cho thấy một cuộc chiến lớn hơn v́ "linh hồn của nước Mỹ", như một truyền thống chính trị liên quan đến vị thế quốc tế của nước Mỹ.
MD cho rằng, trên trường quốc tế hiện tồn tại một cảm giác không chắc chắn về chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai. Các quốc gia trên khắp châu Âu, châu Á và Nam Bán cầu đang chuẩn bị cho những thay đổi tiềm tàng trong quan hệ ngoại giao, tùy thuộc vào người sẽ nắm giữ Nhà Trắng sau tháng 1/2025.
Giới chuyên gia nhận định rằng trong khi một số quốc gia dự đoán sự kế tục trong các chính sách của Mỹ bất kể kết quả bầu cử như thế nào, th́ nhiều quốc gia khác lại chuẩn bị cho những thay đổi đáng kể, có thể làm thay đổi các tính toán chiến lược của họ.
Cuộc bầu cử khiến thế giới phải dơi theo
Cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm trật tự quốc tế được định h́nh bởi các quy tắc đang chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Theo MD, trong bối cảnh hiện tại, lănh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đang tự hỏi liệu họ có nên tiếp tục dựa vào sự lănh đạo của Mỹ hay không.
Chính quyền kế nhiệm sẽ cần rất nhiều sự khéo léo về mặt ngoại giao để cân nhắc điều này trong khi cả hai ứng cử viên đều cảm thấy cần phải định vị lại nước Mỹ trong một thế giới đang ngày càng trở nên đa cực.
Họ cần phải giải quyết vấn đề cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, xem xét cách tiếp cận của Washington đối với quan hệ Israel-Palestine và đứng trước cơ hội để tập trung trở lại vào Nam Bán cầu.
Chủ nghĩa đa phương được thảo luận ngày càng nhiều và việc xác định khuôn khổ của hệ thống cụ thể này sẽ tùy thuộc vào tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Bà Harris có thể sẽ kêu gọi tập trung vào các tổ chức quốc tế trong khi hướng tiếp cận của ông Trump có khả năng dẫn tới xu hướng tan ră của các cấu trúc quản trị hiện đang nổi lên.
Do đó, MD nhận định rằng, cuộc bầu cử lần này không chỉ là cuộc cạnh tranh của các ứng viên mà hơn hết c̣n là lựa chọn làm nên vị thế của Mỹ trên thế giới. Việc có hay không sự lănh đạo của Mỹ sẽ định h́nh đáng kể quỹ đạo tương lai của sự ổn định toàn cầu trong một kỷ nguyên được đánh dấu bằng nhiều bất ổn và thay đổi.
Theo chuyên trang phân tích, dù ai giành chiến thắng th́ điều quan trọng với Mỹ vẫn là tái khẳng định cam kết với đồng minh, tiếp xúc nhiều hơn với khu vực Nam bán cầu và thúc đẩy cơ chế đa phương.
VietBF@ Sưu tập