Trong một ṭa nhà văn pḥng ở trung tâm Buenos Aires, có hàng ngh́n chiếc két chứa các tài liệu quan trọng, đồ trang sức và trên hết là đô la Mỹ.
Ingot, có 5 chi nhánh tại Argentina, là một trong số hàng chục công ty cung cấp két. Những doanh nghiệp này đă và đang phát triển mạnh mẽ ở quốc gia Nam Mỹ trong 10 năm qua.
“Các ngân hàng cắt giảm chi nhánh v́ chuyển đổi số. Nhưng chúng tôi biết rằng nhu cầu tích trữ vật lư sẽ vẫn rất lớn”, Juan Piantoni, nhà sáng lập kiêm CEO của Ingot cho biết.
Theo ước tính năm 2024, người dân Argentina nắm giữ 277 tỷ USD bên ngoài hệ thống ngân hàng, tương đương với gần một nửa sản lượng kinh tế hàng năm của đất nước. Con số này đă tăng gấp 3 lần trong hai thập kỷ do lạm phát kinh niên và chính sách kiểm soát tiền tệ nghiêm ngặt. Ngoài ra, những thay đổi đột ngột về chính sách thuế và ngân hàng khiến người dân không mặn mà với đồng nội tệ peso.
Thường được gọi ở Argentina là “đô la dưới nệm”, số tiền trên chiếm 10% tổng số đô la tiền mặt đang lưu hành trên toàn thế giới, theo ước tính năm 2021 của một giám đốc ngân hàng trung ương khi đó.
Đồng peso được dùng để đổi lấ đô la Mỹ trên thị trường chợ đen. Nhiều giao dịch mua bán, kể cả nhà mua nhà, cũng được thanh toán bằng các xấp tiền mặt.
Juan Piantoni ước tính 80% khách hàng sử dụng két để cất tiền mặt. Nhân viên của Ingot sẽ mô tả kích cỡ các loại két dựa theo số lượng tờ 100 USD mà chúng có thể chứa.
Ngoài ra, hàng tỷ đô la cũng được lưu giữ tại các tài khoản ở nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ, Uruguay và Thụy Sĩ.
Các nhà kinh tế nhận định xu hướng giữ tiền tiết kiệm bên ngoài ngân hàng đang ḱm hăm sự phát triển của Argentina và khả năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân của ngân hàng.
Tổng thống Javier Milei từng vận động tranh cử với cam kết đô la hóa nền kinh tế. Nhưng ông đă thay đổi kế hoạch với chương tŕnh “cạnh tranh tiền tệ”, trong đó peso và đô la Mỹ được lưu thông tự do.
Nhằm thúc đẩy kế hoạch này, Tổng thống Milei đă ban hành chính sách ân xóa thuế và đưa ra ưu đăi cho những người gửi tiền trở lại tại ngân hàng. Tiền gửi cá nhân bằng đô la ở Argentina đă tăng thêm 13 tỷ USD lên hơn 30 tỷ USD kể từ khi chương tŕnh bắt đầu vào giữa tháng 7. Nhưng từ 1/10, lượng tiền gửi quay đầu giảm.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, chỉ riêng việc giảm thuế sẽ không đưa tiền mặt tích trữ của người Argentina trở lại hệ thống ngân hàng.
Sự thờ ơ của người dân Argentina đối với hệ thống ngân hàng đă có từ lâu. Lạm phát kinh niên, đạt đỉnh gần 5.000% vào những năm 1980 và 289% vào tháng 4/2024, đă khiến đồng peso liên tục suy yếu. Đồng tiền này đă mất giá hơn 99% chỉ trong thập kỷ qua. Cả chính phủ và ngân hàng chưa tạo ra các công cụ tiết kiệm dài hạn bằng peso mà mang lại lăi suất cao hơn lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng đă vài lần đột ngột hạn chế người dân rút tiền tiết kiệm.
“Chính phủ nghĩ rằng tất cả những hạn chế này sẽ buộc người dân phải sử dụng peso. Nhưng người Argentina sẽ luôn t́m kiếm một giải pháp khác”, Pablo Castagna, giám đốc quản lư tài sản tại Balanz Capital ở Buenos Aires cho biết. “Giải pháp là thoát khỏi hệ thống và tích lũy tài sản bên ngoài”.
Các biện pháp kiểm soát, được áp dụng từ năm 2011, ngoại trừ giai đoạn 2015-2019, đă thúc đẩy thị trường chợ đen peso, nơi người Argentina đổi khoản thu nhập thêm thành đô la Mỹ với tỷ giá hối đoái cao hơn.
Những người có ít tiền tiết kiệm hơn có xu hướng giữ đô la tại nhà, trong khi những người có nhiều tiền hơn th́ trữ tiền trong két. Có người giữ tiền ở nước ngoài khi được doanh nghiệp quốc tế trả lương bằng đô la Mỹ hoặc chuyển tiền vào ví điện tử.
Không chỉ được cất trữ, đồng bạc xanh cũng được giao dịch giữa người dân. Pḥng họp tại các công ty sản xuất két thường được sử dụng để mua bán nhà bằng đô la tiền mặt.
Martín Rapetti, giám đốc công ty tư vấn địa phương Equilibra cho biết việc đưa tiền tiết kiệm của người Argentina trở lại hệ thống tài chính sẽ rất khó khăn. Ông cho biết người Argentina sẽ không gửi đô la trừ khi chính phủ có thể cung cấp thanh khoản bằng đô la khi có bất ổn tài chính – điều mà một ngân hàng trung ương không thể làm được khi không thể in đô la và có rất ít dự trữ.
Rapetti cho hay: “Lúc c̣n rất trẻ, người Argentina đă được học rằng tiết kiệm bằng peso sẽ luôn bị lỗ”. “Để quên đi bài học đó, sẽ mất một khoảng thời gian rất dài, chừng nào mà tiết kiệm bằng peso có lăi và rủi ro thấp”.
VietBF@ Sưu tập