Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, một số loại trái cây quen thuộc nếu ăn không đúng sẽ cực hại dạ dày.
Ăn chanh có thể gây kích thích dạ dày
Chanh là loại quả giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng axit citric cao trong chanh có thể kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn, gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đau rát thượng vị, đặc biệt là ở những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, nên, hạn chế ăn chanh khi đói, không nên ăn quá nhiều chanh một lúc, pha loãng nước chanh với nước lọc trước khi uống, tránh ăn chanh khi đang bị đau dạ dày cấp.
Quả cam
Tương tự như chanh, cam cũng chứa nhiều vitamin C và axit citric. Mặc dù cam ít chua hơn chanh, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều cam vẫn có thể gây hại cho dạ dày, đặc biệt là ở những người nhạy cảm. Sử dụng không đúng cách cam có thể làm tăng tiết axit dạ dày.
Cam chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy bụng, khó tiêu đồng thời làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở một số người. Bạn chỉ nên ăn cam với lượng vừa phải, chọn cam ngọt, ít chua, không ăn cam khi đói, uống nhiều nước sau khi ăn cam.
Quả hồng
Hồng chứa một lượng tanin nhất định, một loại polyphenol có vị chát. Khi gặp axit trong dạ dày, tanin có thể kết hợp với protein trong thức ăn tạo thành những khối kết tủa cứng, khó tiêu hóa. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, dạ dày nhạy cảm hoặc đang gặp các vấn đề về dạ dày như viêm loét, trào ngược axit, những khối kết tủa này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Do đó, bạn không nên ăn hồng lúc đói vì có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tanin kết tủa. Nên ăn hồng sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng, mỗi chỉ nên ăn 1-2 quả. Nên ăn hồng chín chứa ít tanin hơn hồng xanh. Tanin tập trung nhiều ở vỏ hồng nên cần gọt vỏ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn hồng cùng hải sản, có thể gây ra khó tieu.
Ăn nhiều dưa hấu gây lạnh bụng
Dưa hấu có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, khiến dạ dày co thắt, làm tăng các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nước, đau thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, thậm chí là trào ngược dạ dày. Lycopene là một chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, ở người lớn tuổi hoặc người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, lycopene trong dưa hấu có thể gây kích ứng, dẫn đến co thắt dạ dày và gây đau.
Dưa hấu chứa hàm lượng nước rất cao. Việc ăn nhiều dưa hấu có thể kích thích lợi tiểu, khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần, dẫn đến mất nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn làm giảm lượng nước cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương ở dạ dày.
Quả xoài xanh
Xoài xanh có vị chua gắt do chứa nhiều axit, bao gồm axit citric, axit malic và axit tartaric. Những loại axit này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Axit trong xoài xanh có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đặc biệt là khi ăn lúc đói.
Ăn nhiều xoài xanh có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng. Axit trong xoài xanh đồng thời có thể trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát. Vì vậy, nên hạn chế ăn xoài xanh, đặc biệt là khi đói. Nên chọn xoài chín, có vị ngọt dịu và không ăn quá nhiều xoài một lúc.
VietBF@ Sưu tập